PHÒNG PHÁP CHẾ - HỘI NHẬP

Ngày đăng: 04/03/2014 - Lượt xem: 12961

PHÒNG PHÁP CHẾ - HỘI NHẬP

Chức năng:

          Giúp Cục trưởng triển khai các công tác pháp chế, hội nhập và hợp tác quốc tế.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Công tác pháp chế:

- Tổng hợp, đề xuất chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Cục phù hợp với chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, trình Cục trưởng phê duyệt và theo dõi, đôn đốc thực hiện theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt;

- Đầu mối hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm theo sự phân công của Cục trưởng;

- Đầu mối kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Cục soạn thảo trước khi gửi ra ngoài Cục;

- Đầu mối đóng góp ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị khác gửi đến;

- Rà soát, kiểm tra, tập hợp, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm, đề xuất trình Cục trưởng phương án xử lý sau khi rà soát;

- Tổ chức thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản do các phòng chức năng soạn thảo, trước khi trình Cục trưởng ký, ban hành;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm;

- Tổng hợp, theo dõi báo cáo định kỳ và đột xuất về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

- Đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

          b) Công tác hội nhập quốc tế:

- Đầu mối tổ chức triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế và khu vực về an toàn thực phẩm;

- Thu thập, cập nhật và xử lý các thông tin quốc tế về lĩnh vực an toàn thực phẩm;

- Là điểm hỏi đáp kỹ thuật SPS (Sanitary and Phyto - Sanitary) và triển khai các hoạt động SPS của Cục;

- Là đầu mối của Cục trong mạng thông tin các cơ quan quản lý thực phẩm của WHO/ FAO (INFOSAN) và các mạng cảnh báo khu vực và quốc tế khác;

- Đầu mối của Cục trong việc hài hòa các qui định về xuất nhập khẩu thực phẩm của khu vực và Quốc tế.

          c) Công tác hợp tác quốc tế:

          - Đầu mối các dự án về Hợp tác Quốc tế;

- Tham mưu cho lãnh đạo Cục về phương hướng hợp tác quốc tế, vận động các nguồn viện trợ và làm đầu mối về các hoạt động hợp tác với các tổ chức Quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm;

          - Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, quốc tế về an toàn thực phẩm tại Việt Nam;

          - Đầu mối theo dõi, làm thủ tục cho đoàn ra, đoàn vào;

          - Tổng hợp các báo cáo kết quả hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top