Những bài thuốc hay từ đậu nành

Ngày đăng: 21/06/2016 - Lượt xem: 13187

Từ xưa, các bà nội trợ đã chế biến ra nhiều món ăn từ đậu nành như: đậu chao, sữa và nhiều loại bột, thực phẩm bổ sung khác rất có lợi cho sức khỏe. Đậu nành còn là món ăn lý tưởng cho người gầy khó lên cân, kéo dài tuổi thanh xuân cho phụ nữ.

Đậu nành cung cấp nguồn protein rất phong phú. Trong 100g đậu có tới 34g protein (thịt lợn, thịt bò khoảng 19-21g), có tới 18,4g chất béo và nhiều vitamin, các chất khoáng…

Theo y học cổ truyền, đậu nành có vị ngọt tính bình. Tác dụng tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đàm. Chữa trị âm hư hỏa vượng, gây hoa mắt chóng mặt, miệng khô khát. Sau đây là một số bài cổ phương dùng đậu nành làm thuốc:

Trị sau sinh trúng phong, các chứng bệnh sau sinh: cát căn, đậu nành, độc hoạt, phòng kỷ, liều vừa đủ, sắc uống.

Trị phong thử (cảm nắng), toàn thân phù: bạch truật 48g, hạnh nhân 90g, hoàng kỳ 30g. Các vị thuốc sắc lấy nước, cho 30g đậu nành và rượu ngon hầm nhừ, ăn tuần vài lần.

Trị trúng phong xây xẩm, sợ gió, mồ hôi tự ra, nôn ra nước: đậu nành 250g, thanh tửu 1lít. Sao đậu cho thật đen, cho rượu vào chưng, bỏ đậu đi. Ngày uống 2 lần,  mỗi lần 20-40ml. Tác dụng: khứ phong, tiêu huyết kết.

Chữa cholesterol cao, phòng ngừa bệnh tim mạch: hàng ngày uống 2-3 ly sữa đậu nành.

Chữa chứng đau đầu chóng mặt miệng khô khát (tăng huyết áp): đậu phụ 200g, nấm hương 40g, tôm 25g, cho thêm dầu vừng và gia vị vừa đủ tuần ăn vài lần.

Lưu ý: Sữa đậu nành khi dùng phải đun sôi nấu chín vì trong sữa sống có chứa mentrypsin, saponin, dễ bị buồn nôn, đau bụng đi ngoài. Không nên uống sữa đậu nành cùng với trứng cũng như với nhiều đường, cơ thể sẽ khó hấp thu, dễ bị đầy bụng.

Nguồn; suckhoedoisong.vn

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top