Bộ Y tế ban hành ngưỡng DEHP trong thực phẩm

Ngày đăng: 30/06/2011 - Lượt xem: 9836

Ngày 28/06/2011, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2204/QĐ-BYT quy định tạm thời mức giới hạn nhiễm chéo DEHP trong thực phẩm. Theo đó, quy định mức DEHP nhiễm chéo cho phép là 1,5 mg/kg đối với thực phẩm rắn và lỏng (không bao gồm nước uống đóng chai).

Ngày 26 tháng 5 năm 2011, Cơ quan y tế Đài Loan chính thức thông báo vụ bê bối chưa từng có trong lịch sử ngành Công nghệ thực phẩm của Lãnh thổ này là công ty Dục thân, một công ty Phụ gia thực phẩm hàng đầu của Đài loan đã giả mạo, đưa chất DEHP vốn là chất phụ gia công nghiệp vào trong Phụ gia tạo đục nhằm gian lận, giảm giá thành (lẽ ra phải dùng tinh chất dầu mè hoặc dầu cọ đắt hơn nhiều lần).

            Từ cảnh báo của INFOSAN và Cơ quan Y tế Đài loan, Việt nam đã phát hiện một số sản phẩm thực phẩm (thạch, nước giải khát...) bị nhiễm DEHP do sử dụng chất tạo đục có xuất xứ từ Đài Loan. DEHP và đến nay đã thu hồi nhanh chóng, chính xác.
Sự cố nhiễm DEHP là sự cố an toàn thực phẩm gây bất ngờ trên thế giới, tương tự vụ gian dối cho Melamin vào trong Sữa để làm tăng giả độ đạm ở Trung quốc năm 2008. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều không thể chủ động trước hành vi gian lận này, kể cả Đài loan là nơi có công ty Dục thân gian lận. Trước khi xảy ra sự cố này, DEHP không là chỉ tiêu kiểm tra an toàn thực phẩm vì bản thân DEHP là một chất hóa học, hay chất phụ gia công nghiệp không được phép dùng trong sản xuất thực phẩm, DEHP không phải là phụ gia thực phẩm.
               Do công nghiệp chất dẻo phát triển nhanh chóng và phổ biến, các đồ dùng xung quanh ta được làm từ chất dẻo công nghiệp ngày càng nhiều. Do đó, trên thực tế chất DEHP có mặt trong mội trường, vật dụng và thực phẩm có thể bị nhiễm DEHP từ bao bì tiếp xúc, từ quá trình sản xuất, từ môi trường xung quanh. Chính vì vậy, việc đưa ra ngưỡng DEHP ở một hàm lượng cho phép xác định việc nhà sản xuất chủ định cho vào một số loại thực phẩm với mục đích gian lận hay không đã thực sự trở thành một yêu cầu quan trọng.
            Cho đến nay, Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (CODEX) chưa có quy định về giới hạn tối đa trong thực phẩm đối với DEHP. Vừa qua, Hồng Kông là nước đưa đề xuất ngưỡng DEHP trong thực phẩm và Thuốc, coi đây là công cụ để kiểm soát đối với thực phẩm và thuốc.
Ngay khi sự cố xảy ra, Cục ATVSTP đã kịp thời chủ động tham khảo các hướng dẫn của WHO, CODEX và các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, khẩn trương tổ chức nhiều cuộc họp tham vấn chuyên môn, các nhà khoa học đầu ngành đã cho ý kiến tư vấn về quy định tạm thời mức giới hạn DEHP thực phẩm dựa trên cơ sở dựa trên bằng chứng khoa học về thực nghiệm độc tính do các nhà khoa học của WHO và Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) công bố; tính toán phù hợp với mức tiêu thụ thức ăn của người Việt Nam, phù hợp với quy định của EU về giới hạn thôi nhiễm (SML - specific migration limit). Căn cứ vào tính toán của các chuyên gia, tham khảo các thông tin của các nước và khu vực cũng như các bằng chứng khoa học về độc tính ảnh hưởng tới sức khỏe do WHO đưa ra, Bộ Y tế đã Ban hành quyết định nói trên. Điều này đáp ứng yêu cầu cấp bách về kiểm soát DEHP trong thực phẩm, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng Việt nam.
            Trong thời gian tới, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục phối hợp với các đơn vị hữu quan, tăng cường kiểm soát các nhóm thực phẩm nguy cơ nhằm loại khỏi thị trường các loại thực phẩm không an toàn, xử lý kiên quyết các vi phạm được phát hiện, nỗ lực bảo vệ sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.
CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top