Bão lụt là hiện tượng thiên tai thường xuyên xảy ra tại nhiều địa phương ở Việt Nam, gây ra nhiều thiệt hại về người, tài sản và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp thực phẩm an toàn. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong và sau bão lụt là vô cùng quan trọng để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chúng ta nên có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi bão lụt xảy ra để phòng ngừa thiếu lương thực và sử dụng thực phẩm không đảm bảo. Trước tiên nên dự trữ thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm khô, đóng hộp hoặc đã qua chế biến có thời hạn sử dụng dài như mì gói, cá hộp, lương khô, sữa hộp,…Bảo quản thực phẩm ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh bị ngập nước hoặc ẩm mốc.
Chúng ta nên có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi bão lụt xảy ra để phòng ngừa thiếu lương thực và sử dụng thực phẩm không đảm bảo. Trước tiên nên dự trữ thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm khô, đóng hộp hoặc đã qua chế biến có thời hạn sử dụng dài như mì gói, cá hộp, lương khô, sữa hộp,…Bảo quản thực phẩm ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh bị ngập nước hoặc ẩm mốc.

Nguồn nước uống và dung rất quan trọng do vậy, phải kiểm tra và bảo quản nước sạch. Dự trữ nước uống đóng chai hoặc đun sôi để nguội và bảo quản trong bình kín. Chuẩn bị thuốc khử trùng nước (cloramin B, viên Aquatabs…) đề phòng thiếu nước sạch.
Vệ sinh dụng cụ chế biến thực phẩm, làm sạch và sắp xếp gọn gàng các dụng cụ nấu ăn, bảo quản trong nơi khô thoáng, tránh chuột gián.
Khi bão lụt xảy ra, nên áp dụng một số biện pháp cơ bản sau:
Sử dụng thực phẩm an toàn: Ưu tiên dùng các loại thực phẩm đã được nấu chín, tránh ăn sống hoặc tái. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã bị ngập nước, ôi thiu, mốc hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
Bảo đảm nước sạch, dùng nước đun sôi hoặc nước đã khử trùng để nấu ăn và rửa thực phẩm. Không sử dụng nước lũ, nước ngập để chế biến thức ăn.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với nước lụt.
Sau khi bão, lụt xảy ra nên:
Kiểm tra và loại bỏ thực phẩm không an toàn, bỏ các loại thực phẩm đã bị nước lụt ngập, có mùi lạ, bị biến đổi màu sắc hoặc kết cấu. Vệ sinh lại kho chứa, tủ lạnh, dụng cụ nấu nướng bằng nước sạch và chất tẩy rửa.
Xử lý nguồn nước, tiếp tục sử dụng nước đun sôi hoặc nước đã xử lý để ăn uống và sinh hoạt cho đến khi có thông báo nước sạch từ chính quyền địa phương.
Tăng cường phòng ngừa bệnh do thực phẩm. Theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy…), cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
An toàn thực phẩm trong điều kiện thiên tai là vấn đề sống còn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước, trong và sau bão lụt không chỉ giúp đảm bảo dinh dưỡng, mà còn góp phần ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ sự an toàn cho bản thân và gia đình.
Vệ sinh dụng cụ chế biến thực phẩm, làm sạch và sắp xếp gọn gàng các dụng cụ nấu ăn, bảo quản trong nơi khô thoáng, tránh chuột gián.
Khi bão lụt xảy ra, nên áp dụng một số biện pháp cơ bản sau:
Sử dụng thực phẩm an toàn: Ưu tiên dùng các loại thực phẩm đã được nấu chín, tránh ăn sống hoặc tái. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã bị ngập nước, ôi thiu, mốc hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
Bảo đảm nước sạch, dùng nước đun sôi hoặc nước đã khử trùng để nấu ăn và rửa thực phẩm. Không sử dụng nước lũ, nước ngập để chế biến thức ăn.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với nước lụt.
Sau khi bão, lụt xảy ra nên:
Kiểm tra và loại bỏ thực phẩm không an toàn, bỏ các loại thực phẩm đã bị nước lụt ngập, có mùi lạ, bị biến đổi màu sắc hoặc kết cấu. Vệ sinh lại kho chứa, tủ lạnh, dụng cụ nấu nướng bằng nước sạch và chất tẩy rửa.
Xử lý nguồn nước, tiếp tục sử dụng nước đun sôi hoặc nước đã xử lý để ăn uống và sinh hoạt cho đến khi có thông báo nước sạch từ chính quyền địa phương.
Tăng cường phòng ngừa bệnh do thực phẩm. Theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy…), cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
An toàn thực phẩm trong điều kiện thiên tai là vấn đề sống còn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước, trong và sau bão lụt không chỉ giúp đảm bảo dinh dưỡng, mà còn góp phần ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ sự an toàn cho bản thân và gia đình.
Bình luận