Nhiều trường hợp ngộ độc trứng cóc phải nhập viện nhưng người dân vẫn chủ quan

Ngày đăng: 01/08/2024 - Lượt xem: 140

Các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về ngộ độc trứng cóc nhưng người dân vẫn lơ là, chủ quan dẫn đến những sự việc đáng tiếc.

Ngày 22/7, BSCKII Phạm Ngọc Quy, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Nghệ An cho biết, Chi cục đã có nhiều văn bản tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng như các cảnh báo về ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên có trong động vật, thực vật nhưng một số người dân vẫn lơ là, chủ quan.

 

Điển hình là sự việc vừa mới xảy ra vào khoảng 19h ngày 19/7 tại địa bàn xóm 8, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu (Nghệ An) tại nhà ông Ngô Sĩ Dần (36 tuổi).

 

Theo đó, trong bữa ăn tối gồm các món, thịt cóc viên chiên (vợ và cháu K. Nh. ăn). Riêng, trứng cóc chiên giòn ông Dần và con gái T.Tr. (12 tuổi) ăn. Sau khoảng 15 phút, ông Dần có biểu hiện nôn thốc, sốt vã mồ hôi, mệt mỏi. Đến 19h30, cháu T.Tr. có biểu hiện nôn, mệt mỏi, được người nhà đưa cả 2 đến Bệnh viện Đa khoa Phủ Diễn để cấp cứu.

 

Đến 20h10, ông Ngô Sĩ Dần tử vong tại bệnh viện. Cháu T.Tr. được súc rửa ruột, truyền dịch và chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để tiếp tục điều trị tích cực. Hiện tại, cháu T.Tr. sức khỏe ổn định và đang được tiếp tục theo dõi, điều trị.

 

Căn cứ kết quả điều tra và triệu chứng của các bệnh nhân, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, nguyên nhân do độc tố tự nhiên có trong trứng cóc.

Trước đó, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã cấp cứu kịp thời, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc Tetrodotoxin nặng sau khi ăn ốc bùn bóng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, ý thức mê, đồng tử 2 bên giãn 5 mm, mất phản xạ ánh sáng... Các bác sĩ đã thực hiện hồi sức và điều trị tích cực để cứu sống bệnh nhân.

Từ đầu năm 2024, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Nghệ An đã có văn bản tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm gửi các huyện trên địa bàn.

Cụ thể, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, chú trọng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 và đối tượng là đồng bào vùng ven biển, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Trong đó, cần chú ý ngộ độc do nấm độc vào mùa Xuân Hè, ngộ độc do các loại động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (đối với các huyện miền núi); ngộ độc do các loại thủy, hải sản có chứa độc tố tự nhiên như cá nóc, so biển, ốc biển lạ (đối với các huyện ven biển).

Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; các tổ chức chính trị-xã hội và các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại cây, củ quả rừng tự nhiên... nhằm phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên có trong động vật, thực vật theo đặc điểm vùng miền và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai.

Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp).

Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm…

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top