Thực phẩm là nguồn sống thiết yếu của con người, đồng thời cũng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và giống nòi dân tộc. Nhận thức rõ vai trò của công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2025 tiếp tục được triển khai rộng khắp cả nước với chủ đề: “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.. Đẩy mạnh truyền thông – Lan tỏa nhận thức cộng đồng. Trong những năm qua, công tác truyền thông về an toàn thực phẩm đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn len lỏi trên thị trường, đòi hỏi công tác truyền thông cần phải được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa, sâu rộng hơn nữa và hiệu quả hơn nữa. Trong Tháng hành động năm 2025, các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền các cấp cần tập trung triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm thông qua nhiều hình thức: tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm; phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử; sử dụng mạng xã hội; treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tại các khu dân cư, chợ, siêu thị, trường học và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Phát huy vai trò của các lực lượng truyền thông Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và nền tảng truyền thông số cần đóng vai trò nòng cốt trong việc phản ánh kịp thời, trung thực tình hình an toàn thực phẩm; nêu gương các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thời phát hiện, phê phán những hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, khuyến khích người dân chủ động phản ánh các cơ sở vi phạm, từ đó tạo nên sức ép xã hội thúc đẩy việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm. Hướng đến sự thay đổi hành vi bền vững

Công tác truyền thông trong Tháng hành động không chỉ nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, mà quan trọng hơn là góp phần thay đổi hành vi của từng cá nhân trong xã hội. Từ người sản xuất, kinh doanh đến người tiêu dùng đều phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hành động đúng hôm nay là bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2025 là dịp quan trọng để nhìn nhận lại công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên cả nước, đồng thời phát động phong trào thi đua thực hiện các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và sức khỏe cộng đồng. Trong đó, công tác truyền thông cần tiếp tục được đặt ở vị trí trung tâm – như một cầu nối giữa chính sách và hành động, giữa chính quyền và người dân – góp phần tạo dựng một môi trường thực phẩm an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn len lỏi trên thị trường, đòi hỏi công tác truyền thông cần phải được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa, sâu rộng hơn nữa và hiệu quả hơn nữa. Trong Tháng hành động năm 2025, các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền các cấp cần tập trung triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm thông qua nhiều hình thức: tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm; phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử; sử dụng mạng xã hội; treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tại các khu dân cư, chợ, siêu thị, trường học và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Phát huy vai trò của các lực lượng truyền thông Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và nền tảng truyền thông số cần đóng vai trò nòng cốt trong việc phản ánh kịp thời, trung thực tình hình an toàn thực phẩm; nêu gương các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thời phát hiện, phê phán những hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, khuyến khích người dân chủ động phản ánh các cơ sở vi phạm, từ đó tạo nên sức ép xã hội thúc đẩy việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm. Hướng đến sự thay đổi hành vi bền vững

Công tác truyền thông trong Tháng hành động không chỉ nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, mà quan trọng hơn là góp phần thay đổi hành vi của từng cá nhân trong xã hội. Từ người sản xuất, kinh doanh đến người tiêu dùng đều phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hành động đúng hôm nay là bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2025 là dịp quan trọng để nhìn nhận lại công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên cả nước, đồng thời phát động phong trào thi đua thực hiện các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và sức khỏe cộng đồng. Trong đó, công tác truyền thông cần tiếp tục được đặt ở vị trí trung tâm – như một cầu nối giữa chính sách và hành động, giữa chính quyền và người dân – góp phần tạo dựng một môi trường thực phẩm an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững.
Bình luận