1. Thiếu máu do thiếu Sắt và axit Folic
Sắt và axit Folic là 2 thành tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Sắt là thành phần của huyết sắc tố (có trong hồng cầu) và nhiều men khác trong cơ thể. Sắt tham gia vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng tới cho tất cả các tế bào của mọi cơ quan, bộ phận. Chất sắt phân bố không đều trong thực phẩm và tỉ lệ hấp thụ, sử dụng trong cơ thể rất khác nhau. Thức ăn nguồn gốc động vật nói chung (thịt, trứng, gan, cá, tôm, cua…) giàu chất sắt và có tỉ lệ hấp thu cao (hấp thu 30%); các loại đậu đỗ có nhiều chất sắt và tỉ lệ hấp thu tương đối cao (hấp thu 20%); các loại ngũ cốc, lương thực đều nghèo chất sắt và tỉ lệ hấp thu thấp (hấp thu 5%). Các loại rau, quả chứa ít chất sắt nhưng rất giàu vitminC vừa giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể vừa hỗ trợ hấp thu sắt tốt.
Ở phụ nữ nhu cầu sắt tăng lên từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh do bị mất máu hành kinh hàng tháng. Với phụ nữ có thai, nhu cầu sắt tăng cao hơn nhiều vỡ phải nhường 350mg sắt cho thai nhi, 25mg sắt cho rau thai. Như vậy trong suốt quá trình mang thai nhu cầu sắt của người phụ nữ là 1.000mg để làm tăng khối lượng máu của mẹ, cung cấp cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh. Nhu cầu này phân bố không đều phần lớn tập trung vào những tháng cuối của thai kỳ đó là lý do tại sao các bà mẹ có thai có tỉ lệ thiếu máu cao vào giai đọan những tháng cuối. Nếu bị thiếu máu người mẹ sẽ mệt mỏi, dễ xảy thai, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu (suy dinh dưỡng bào thai), dễ bi băng huyết khi sinh thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.
Axit folic là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu. Axit folic cùng với vitaminB12 tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào hồng cầu. Đặc biệt axit folic có vai trò trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Trong thời kỳ có thai nhu cầu về axit folic tăng lên rõ rệt. Nhu cầu axit folic với người trưởng thành là 300-400mcg/người/ngày và khi có thai nhu cầu là 600mcg/người/ngày. Thực phẩm thông thường trong chế độ hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu này. Nếu khẩu phần ăn của người mẹ trong giai đọan mang thai bị thiếu axit folic, đặc biệt trong giai đọan mới thụ thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo máu và phát triển của thai nhi với các biểu hiện: cân nặng sơ sinh thấp, dị tật ống thần kinh, ống thần kinh đóng không kín hòan tòan dẫn đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, nóo úng thủy, thai chết lưu…. Nguyên nhân cụ thể gây ra dị tật này có liên quan đến cả yếu tố di truyền và môi trường, đồng thời liên quan với vấn đề thiếu hụt axit folic. Hiện nay một số nghiên cứu cho thấy axit folic còn giúp cho cơ thể phòng chống một số bệnh tim mạch, ung thư.
Nguồn thực phẩm chứa axit folic rất đa dạng: Gan động vật (bò, gà, lợn), các loại rau xanh thẫm (rau ngót, rau bí…), hoa lơ, đậu quả, nấm, giá đỗ) chứa nhiều axit folic. Trong thực phẩm axit folic dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Trong quá trình chế biến tỉ lệ axit folic bị mất từ 50-90%.
Để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt và axit folic trong khẩu phần các bà mẹ cần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm có thể có ở địa phương, ưu tiên cho các phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai ăn các thứa ăn giàu sắt và axit folic (trứng, cua, cá, tôm, đậu đỗ…). Thực phẩm cần lựa chọn tươi, rửa sạch, chế biến và ăn ngay sau khi nấu để tránh hao hụt các thành phần trên. Bên cạnh chế độ ăn uống đa dạng, để phòng chống thiếu máu ở bà mẹ và dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các bà mẹ cần uống bổ sung thêm viên sắt/axit folic hàng ngày với liều 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg axit folic hoặc viên đa vi chất ngay từ lúc bắt đầu có thai (nếu sớm hơn từ lúc có ý định có thai càng tốt) đến 1 tháng sau đẻ.
2. Thiếu VitaminA và bệnh khụ mắt
VitaminA có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể nhưng với ngời lớn tình trạng thiếu vitaminA gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe ít xảy ra do vitaminA được dự trữ tốt ở gan và có thể được huy động sử dụng trong một thời gian dài. Do vậy thườngng chỉ gặp thiếu vitaminA ở trẻ em. VitaminA có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Thiếu vitaminA làm giảm tăng trưởng, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ. Thiếu vitaminA dẫn đến bệnh khô mắt có thể để lại hậu quả mù lòa vĩnh viễn. Người mẹ nuôi con bú, nhất là trong 6 tháng đầu bị thiếu vitaminA dẫn tới sữa mẹ cung cấp không đủ vitaminA cho trẻ, ảnh hưởng không tốt tới quá trình lớn của bé.
Vai trò của vitaminA trong cơ thể
VitaminA có rất nhiều chức phận trong cơ thể, trước hết là có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng. Trẻ em cần vitaminA để phát triển bình thường. VitaminA tham gia trong cấu trúc của các tế bào thị giác (tế bào hình nón có vai trò với quá trình nhìn khi ánh sáng tỏ và tế bào hình que có vai trò với quá trình nhìn khi ánh sáng yếu). Do vậy viaminA rất cần thiết đối với sự nhìn thấy của mắt. Biểu hiện sớm của thiếu vitaminA là khả năng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu giảm, nhân dân ta gọi là bệnh “quáng gà”.
VitaminA cần thiết cho sự bảo vệ tòan vẹn của biểu mô giác mạc mắt và các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, tuyến nước bọt, niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu…. Khi thiếu vitaminA sản xuất các niêm dịch giảm da bị khô và có hiện tượng sừng hóa, hệ thống niêm mạc biểu mô bị tổn thương và giảm sức đề kháng đối với sự xâm nhập của vi khuẩn.
VitaminA tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virut và các yếu tố bất lợi ngoài môi trường.
Nguyên nhân bị thiếu vitaminA
- Do khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitaminA: Một chế độ ăn nghèo nàn với nhiều chất bột, ít thức ăn động vật (những thức ăn có hàm lượng vitaninA cao) như thịt, cá, trứng, tôm…, thiếu dầu mỡ làm giảm hấp thu vitaminA (vitaminA hòa tan trong dầu, mỡ). Trẻ không được bú mẹ có nguy cơ cao bị thiếu vitaminA.
- Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virut đặc biệt là khi trẻ lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng thiếu vitaminA. T
- Trẻ bị nhiễm giun, nhất là giun đũa cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu vitaminA
- Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thường kèm theo thiếu vitaminA. Ngoài ra thiếu các vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitaminA trong cơ thể.
Các biểu hiện khi trẻ bị thiếu vi tamin A
Thiếu vitaminA nhẹ làm giảm phát triển cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy) và nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm đường hô hấp). Thiếu vitaminA nặng ngoài việc làm giàm sức đề kháng của cơ thể, trẻ kém phát triển còn gây nên các tổn thương ở mắt. Các tổn thương đó nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Triệu chứng lâm sàng của thiếu vitaminA tiến triển như sau (theo sự phân loại của Tổ chức Y tế thế giới):
Biểu hiện sớm nhất là quáng gà(Ký hiệu là XN): Quáng gà là hiện tượng giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi chiều chập chọang tối (lúc gà lên chuồng), trẻ mắc bệnh thường trở nên nhút nhát, chỉ ngồi yên tại chỗ, không dám đi lại hoặc chạy theo bạn đùa nghịch. Những đứa trẻ lớn hơn khi bị bệnh thường đi lại khó khăn vào buổi tối, hay vấp ngã, hay va vấp vào những đồ vật để trong nhà như nồi niêu, bàn ghế; đi lại trong nhà phải lần thường do nhìn không rõ. Những trẻ bé hơn chưa biết đi thì không biết tìm nhặt đồ chơi vào buổi tối, không biết tìm và cầm đúng thức ăn khi mẹ đưa cho mà phải quờ quạng, tối đến trẻ có thể theo người khác tưởng nhầm là mẹ. Nếu trẻ được phát hiện sớm thiếu vitaminA ở giai đọan quáng gà và được điều trị ngay bằng vitaminA liều cao thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng sau 2-3 ngày. Nếu giai đọan quáng gà không được phát hiện kịp thời bệnh sẽ diễn biến nhanh qua các giai đọan khác như: xuất hiện Vệt Bitot: (ký hiệu là X1B, Khô giác mạc: (ký hiệu là X2), Lóet nhuyễn giác mạc: (ký hiệu là X3A và X3B gây mù lòa vĩnh viễn
Các biện pháp phòng chống thiếu vitaminA và bệnh khô mắt
1. Cải thiện để nâng cao chất lượng bữa ăn: Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitaminA tốt nhất đối với trẻ nhỏ. Chế độ ăn của trẻ cần được ưu tiên thức ăn động vật là loại thức ăn giàu vitaminA (trong 100 gam thịt gà có 120 mcg vitaminA; trong 100 gam gan lợn có 6000 mcg vitamiA; trong 100 gam cá trê có 93 mcg vitaminA; trong 100 gam lòng đỏ trứng gà có 960 mcg vitaminA…. Bữa ăn của trẻ cần có đủ dầu hoặc mỡ để giúp hấp thu tốt vitaminA. Một số rau, quả, củ có màu vàng, đỏ, da cam chứa hàm lượng Bêta caroten cao, đáng chú ý nhất là: cà rốt, rau dền, đu đủ chín, cà chua, gấc…. Caroten khi vào cơ thể sẽ được huyển thành vitaminA.
2. Bổ sung vitaminA liều cao cho trẻ: Trẻ từ 6 - 36 tháng được uống bổ sung viên nang vitaminA liều cao. Với trẻ trên 12 tháng đến 36 tháng uống bổ sung viên nang loại 200.000 đơn vị quốc tế (đvqt) mỗi năm 2 lần. Với trẻ dưới 12 tháng uống bổ sung 100.000 đvqt(1/2 viên). Đối với bà mẹ sau đẻ trong vòng một tháng cần được bổ sung vitaminA liều cao một liều 200.000 đvqt. Trẻ dưới 5 tuổi khi bị tiêu chảy, viêm đường hô hấp, lên sởi cần được uống 1 viên vitaminA liều cao.
4. Phát hiện và điều trị trẻ khô mắt: Trẻ có biểu hiện khô mắt do thiếu vitaminA cần phải được phát hiện và điều trị nhanh chóng, kịp thời. Tất cả các trường hợp mắc bệnh từ quáng gà, khô kết mạc, vệt Bitot đến khô lóet giác mạc đều được cấp tốc điều trị theo phác đồ của Tổ chức y tế thế giới như sau:
- Ngay lập tức cho uống 1 viên 200.000 đvqt
- Ngày hôm sau uống tiếp 1 viên 200.000 đvqt
- Một tuần sau uống nốt 1 viên 200.000 đvqt
Trẻ dưới 12 tháng dùng nửa viên tương đương 100.000 đvqt
Việc dùng vitaminA cho trẻ cần có hướng dẫn của cán bộ Y tế, không nên tự ý mua và sử dụng vitaminA một cách tùy tiện. VitaminA là loại vitamin tan trong chất béo khi thừa sẽ tích lũy và gây ngộ độc cho cơ thể với các biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, chậm tăng cân, tăng áp lực sọ não (thóp phồng căng), đau xương ở trẻ em.
3.Thiếu Vitamin1 và bệnh Beriberi
Vitamin B1 có tên khoa học là Thiamin với nhiều vai trò được biết khá rõ trong việc tham gia vào các quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Khi thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến bệnh Beriberi liên quan đến việc ăn ngũ cốc xay sát quá kỹ, ăn gạo bị ẩm mục do để lâu hay ngập lâu trong nước, hoặc là với khẩu phần chủ yếu là gạo (gạo chiếm trên 80%) năng lượng khẩu phần.
Vitamin B1 là thành phần của men Thiamin pyro-photphat(TPP) có vai trò rất quan trọng trong chuyển hoá chất bột, đường(Gluxit). Vitamin B1 cần cho quá trình tổng hợp acid ribonucleic (RNA), acid deoxyribonuleic (DNA) là những axit liên quan đến quá trình di truyền, Vitamin B1 cũng cần cho quá trình tổng hợp nicotinamid adenin dinucleotid photphat khử (NADP) cần cho tổng hợp acid béo mà các acid béo không no lại có rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể(là thành phần của nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như lipoprotein; là yếu tố cần thiết của màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh...). VitaminB1 còn tham gia vào quá trính sản xuất và giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin, chuyển hoá một số acid amin cần thiết như Leucin, Isoleucin và Valin(các acid amin này có nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể) .
Thiếu hụt vitaminB1 có thể xảy ra khi ăn gạo xay xát quá kỹ hay gạo kém chất lượng, chế độ ăn nghèo nàn, đơn điệu, ít thức ăn động vật(thịt, cá, trứng...). VitaminB1 cũng có thể bị thiếu do những nguyên nhân sau: kém hấp thu Vitamin B1 do một số bất thường của hệ tiêu hoá; cơ thể không có khả năng lưu trữ Thiamin trong các tổ chức một cách đầy đủ; các tổ chức không có khả năng sử dụng Vitamin B1; tăng nhu cầu Thiamin do chế dộ ăn có nhiều chất đường bột, uống rượu nhiều (vì VitaminB1 cần cho chuyển hoá chúng).
Khi thiếu VitaminB1 kéo dài sẽ bị mắc bệnh Beriberi. ở người trưởng thành bệnh Beriberi thể hiện dưới 2 dạng:
- Thể ướt hay còn gọi là thể phù: Bệnh nhân có ứ nước ở vùng bắp chân, thường bắt đầu ở vùng bàn chân rồi lan dần lên cao và gây ra khó đi lại. Khi tích tụ dịch ở vùng cơ tim có thể gây suy tim và tử vong.
- Thể khô hay thể gầy mòn: Có sự mất dần các khối cơ, bệnh nhân trở nên gầy mòn, suy kiệt.
Với cả 2 thể các dấu hiệu chung của bệnh bao gồm: Ăn mất ngon miệng, buồn nôn, tê bì ở ngoài da, đặc biệt là ở cẳng chân, giảm trương lực cơ (cơ nhẽo, mệt mỏi), giảm sút trí nhớ, hay nhầm lẫn, nếu thiếu nặng hơn có thể phù ở chân, teo cơ, rối loạn tinh thần, hôn mê, suy tim và tử vong. Khi người mẹ đang nuôi con bú bị thiếu vitaminB1 trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể bị chết đột ngột do suy tim
Nhu cầu VitaminB1 của cơ thể: Nhu cầu Vitamin B1 được tính theo năng lượng ăn vào. Một người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 1-1,2 mg VtaminB1.
Nguồn thực phẩm giàu vitaminB1: Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều VitaminB1.Tuy nhiên 94% thiamin trong các hạt ngũ cốc được tập trung ở lớp vỏ mỏng sát với phần lõi bên trong và mầm của hạt. Do vậy việc xay xát các loại ngũ cốc (gạo, mì) quá kỹ sẽ làm cho lượng VitaminB1 bị hao hụt nhiều. Những sản phẩm từ men bia, mầm ngũ cốc khô có chứa nhiều Thiamin. Các loại thịt, đậu hạt, cá, trứng.. .hàm lượng VitaminB1 cũng tương đối tốt. Một số loại cá nước ngọt, cá nước mặn, động vật có vỏ cứng (tôm, cua, trai, sò.. .) có chứa men Thiaminase làm phân huỷ VitaminB1.Tuy nhiên men này không bền vững và bị phá huỷ khi nấu nướng, chúng chỉ tồn tại và gây ảnh hưởng khi ăn một lượng lớn tôm, cá sống.
Để khẩu phần ăn có đủ VitaminB1 cần chú ý: Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo do vậy không nên xay sát gạo quá kỹ vì các Vitamin nhóm B nói chung và VitaminB1 nói riêng đều có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo. Cứ 100 gam gạo tẻ giã có 0,12 mg VitaminB1; 100 gam gạo tẻ máy vừa phải có 0,1 mg VitaminB1 và nếu là gạo xay xát kỹ cho thật trắng chỉ còn 0,02 mg VitaminB1. Vì vậy cần chú ý “tiết kiệm” VitaminB1 trong quá trình chế biến. Không để lúa, gạo bị ngập lâu trong nước hay nơi ẩm ướt. Để hạn chế hao hụt VitaminB1 khi nấu cơm cũng cần lưu ý: không nên vo gạo quá kỹ trước khi nấu cơm làm mất lớp cám gạo chứa nhiều VitaminB1. Khi nấu cơm chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm làm mất VitaminB1(có thể mất tới 60%). Đun nước sôi mới cho gạo vào nấu, không cho gạo vào khi nước còn nguội vì khi gặp nước sôi nóng đột ngột làm lớp vỏ ngoài hạt gạo chín mau tạo thành một lớp keo giữ VitaminB1 không bị hoà tan ra nước và bị phân huỷ.
Nếu gạo đã bị xay xát kỹ hoặc cần phải vo kỹ do để lâu bị hôi thì có thể làm giàu VitaminB1 cho gạo bằng cách lấy một ít cám gạo tốt cho vào túi vải buộc chặt lại rồi thả vào nồi nước cơm, khi cơm cạn lấy túi cám bỏ ra. Như vậy VitaminB1 trong cám được hoà tan trong nước cơm và đã bổ sung VitaminB1 cho nồi cơm mà không ảnh hưởng tới khẩu vị
Việc thiếu hụt VitaminB1 còn do bữa ăn chủ yếu là cơm và khoai củ, ăn đơn điệu thiếu các thực phẩm giàu vitaminB1 như thịt( 100 gam thịt lợn có 0,53 mg vitaminB1, 100 gam thịt bò có 0,2 mg vitaminB1, 100 gam thịt gà có 0,15 mg vitaminB1) cá, tôm và thuỷ sản ( 100 gam lươn có 0,15 mg vitaminB1, 100 gam cá thu có 0,07 mg vitaminB1); trứng (100 gam lòng đỏ trứng gà có 0,32 mg vitaminB1, 100 gam trứng vịt có 0,54 mg vitaminB1), đậu đỗ (100 gam đỗ xanh hạt có 0,72 mg vitaminB1).
Như vậy để phòng chống thiếu vitaminB1 cần lưu ý khi xay xát chế biến gạo(không xay xát quá kỹ); trong bảo quản cất giữ gạo(tránh cho gạo ẩm, mốc) và bữa ăn cần phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm có thể có ở địa phương, đặc biệt là các thực phẩm giàu VitaminB1 với một tỉ lệ cân đối thích hợp.
4. Suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng trẻ em là do chế độ ăn thiếu năng lượng, nhiều thành phần dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng làm trẻ dễ mắc một số bệnh liên quan đến việc thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng, dễ bị nhiễm khuẩn do giảm sức đề kháng, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.
1.Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em
Thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
- Khi bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như các bệnh đường ruột, sởi và viêm cấp đường hô hấp mà chế độ nuôi dưỡng không đúng.
Các thể nhẹ hay gặp ở cộng đồng hơn và dễ bị bỏ qua vỡ triệu chứng nghốo nàn, chỉ cú biểu hiện nhẹ cõn, thấp, bộ so với tuổi và gầy. Các thể nặng của suy dinh dưỡng có thể gây tử vong.
Cách phát hiện tốt nhất các loại thiếu dinh dưỡng là sử dụng biểu đồ tăng trưởng. Theo dõi thường kỳ cân nặng của trẻ em hàng tháng nếu thấy tăng cân là bình thường, không tăng cân là đáng ngại và tụt cân là nguy hiểm.
Trẻ bị thiếu dinh dưỡng thì sự phát triển cả về thể lực và trí tuệ đều kém, dễ bị nhiễm khuẩn và khi bị thì lâu khỏi. Bộ não con người được hình thành chủ yếu trong thời gian nằm trong bụng mẹ và 3 năm đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ giai đọan này đặc biệt quan trọng.
2.Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em cần chú ý những điểm sau:
2.1.Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em sau khi ra đời, không một thức ăn nào có thể thay thế được vì:
- Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ ở tỷ lệ phù hợp nhất với cơ thể trẻ, dễ hấp thu và dễ đồng hóa.
- Trong sữa mẹ có chứa nhiều yếu tố miễn dịch tăng sức đề kháng của cơ thể trẻ chống bệnh tật.
- Tiện lợi, sạch sẽ
- Tăng sự gần gũi mẹ con là yếu tố tõm lý quan trọng gúp đứa trẻ phát triển hài hòa.
Các bà mẹ hãy thực hiện Nuôi con bằng sữa mẹ:
- Cho con bú càng sớm càng tốt, bú ngay trong giờ đầu sau khi sinh. Phản xạ bú của đứa trẻ giúp người kích thích tiết sữa mẹ sớm, mặt khác trong sữa non chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể.
- Cho con bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, sau đó cho trẻ ăn sam và tiếp tục cho bú kéo dài đến 18-24 tháng. Mặc dù số lượng sữa ngày càng ít đi nhưng chất lượng vẫn còn tốt, do đó cho con bú kéo dài là cách nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ một cách tự nhiên, không cai sữa trẻ trước 12 tháng
- Cho con bú không cứng nhắc theo giờ giấc mà theo nhu cầu của trẻ.
2.2. Cho ăn bổ sung hợp lý
Nhưng từ tháng thứ 6 trở đi, số lượng sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của đứa trẻ đang lớn nhanh. Vì vậy cần cho trẻ ăn sam (ăn bổ sung) hợp lý. Thức ăn bổ sung cần có đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, có đủ đại diện các thành phần được biểu thị theo ô vuông thức ăn.
Thức ăn giàu Glucid
Bột ngũ cốc |
Thức ăn giàu Protein
|
||
Thức ăn giàu Vitamin
|
Thức ăn giàu Lipid
|
Sữa mẹ giữ vị trí trung tâm quan trọng, các loại thức ăn ở 4 ô xung quanh bổ sung cho sữa mẹ cần tận dụng những thực phẩm sẵn có ở gia đình hay ở địa phương. Trong nhóm thức ăn giàu đạm có thể chọn thịt, trứng hoặc tôm, cua, cá, trai ốc hay đậu đỗ, vừng lạc.
Trong nhóm thức ăn giàu béo có thể sử dụng mỡ hoặc dầu hay đậu phụ, sữa đậu nành, vừng, lạc
Trong nhóm thức ăn giàu Vitamin có thể sử dụng các loại rau, quả, củ có thể kiếm được ở gia đình và địa phương .
Sau lũ lụt, các gia đình cần khẩn trương ổn định; chọn các loại vật nuôi, cây trồng ngắn hạn để phát triển VAC gia đình, sớm tạo nguồn thực phẩm tại chỗ. Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có đại diện cả 4 ô vuông thức ăn với tỷ lệ thích hợp.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, cần thực hiện theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng, thực hiện tiêm chủng đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn và xử trí đúng khi trẻ bị ỉa chảy và viêm đường hô hấp.
TS. Hoàng Kim Thanh (Viện dinh dưỡng)
Bình luận