Tăng cường các biện pháp bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2012.

Ngày đăng: 30/08/2012 - Lượt xem: 5211

Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh và an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Đặc biệt trong mỗi dịp Tết Trung thu, nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng bánh, kẹo, hoa quả, các đồ uống giải khát cũng như các loại thực phẩm khác nhau thường tăng cao đột biến trong phạm vi toàn quốc làm gia tăng các nguy xảy ra ngộ độc thực phẩm và các sự cố an toàn thực phẩm.

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm trong thời gian Tết Trung thu năm 2012, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương kính đề nghị đồng chí chỉ đạo UBND các tỉnh/thành phố và các Ban ngành liên quan triển khai đồng bộ một số biện pháp cấp bách sau:

1. Chỉ đạo Sở Y tế xây dựng Kế hoạch chi tiết đảm bảo an toàn thực phẩm cho Tết Trung thu năm 2012 trên địa bàn gồm: công tác quản lý, chỉ đạo; công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục; công tác thanh tra kiểm tra; công tác giám sát phát hiện sớm ca ngộ độc trong cộng đồng; công tác điều tra, xử lý và khắc phục hậu quả khi có vụ ngộ độc xảy ra. Chỉ đạo các ngành Nông Nghiệp, ngành Công Thương và các ban ngành liên quan phối hợp triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, sản phẩm bánh, kẹo, hoa quả, các đồ uống giải khát… trên thị trường địa phương, đặc biệt chú trọng cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm. Nếu phát hiện nguy cơ thực phẩm ô nhiễm, sự cố an toàn thực phẩm cần thông báo kịp thời cho Bộ Y tế và các ngành chức năng liên quan để phối hợp bảo đảm an toàn cho cộng đồng.

2. Tổ chức triển khai kế hoạch số 13/KH-BCĐTWVSATTP ngày 18 tháng 8 năm 2012 của Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm về triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2012. Thành lập các đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra liên ngành địa phương tập trung thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm điều kiện an toàn thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh, kẹo, hoa quả, các đồ uống giải khát, cơ sở sản xuất ở làng nghề truyền thống, các cơ sở kinh doanh thực phẩm ở chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Đảm bảo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có đủ điều kiện an toàn thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, bao bì, bao gói thực phẩm có nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Phát hiện sớm và xử lý triệt để thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin các trường hợp cố tình vi phạm, vi phạm nghiêm trọng các quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho người tiêu dùng.

3. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông trên các phương tin thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tạo sự đồng thuận trong việc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm cho cộng đồng. Chủ động phổ biến kiến thức trong lựa chọn, sử dụng sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo, các loại kẹo, nước giải khát… bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; phổ biến Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và các quy định pháp luật khác về an toàn thực phẩm để nâng cao trách nhiệm, lương tâm của người quản lý cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thông tin, truyền thông các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bền vững, có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng.

4. Chỉ đạo ngành y tế địa phương chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, trang thiết bị chuyên môn triển khai hoạt động giám sát chủ động mối nguy ô nhiễm thực phẩm, giám sát ngộ độc thực phẩm để phát hiện sớm nguy cơ, sẵn sàng phương án điều tra, khắc phục nhanh chóng và giảm thiểu hậu quả ảnh hưởng của các vụ ngộ độc thực phẩm, các sự cố an toàn thực phẩm trong cộng đồng và báo cáo theo quy định.

Trân trọng thông báo để Đồng chí Chủ tịch biết và chỉ đạo thực hiện./.

Tải công văn tại đây

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,317,339
Trong tháng
409,560
Hôm nay
55,423
Đang Online
650