Mục đích của Kế hoạch này nhằm:
1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; đánh giá trách nhiệm đơn vị, cá nhân trong thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học và an toàn thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh đa cấp thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật.
3. Đánh giá tình hình về an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao lưu thông trên thị trường nhằm cảnh báo mối nguy và định hướng giải pháp quản lý.
4. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo).
5. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật; phát hiện những bất cập để đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Bình luận