Hướng dẫn triển khai hoạt động của Dự án phòng, chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm năm 2012

Ngày đăng: 01/07/2012 - Lượt xem: 4331

Kính gửi: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ.

Căn cứ Quyết định số 1874/QĐ-BYT ngày 31/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2012 do Bộ Y tế trực tiếp quản lý của Chương trình mục tiêu Quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hướng dẫn nội dung các hoạt động của Dự án “Phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm” năm 2012 tại tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương như sau:

1. Giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm

1.1. Tập huấn chuyên môn về điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm:

- Đối tượng: cán bộ thuộc hệ thống y tế các tuyến (tỉnh, huyện, xã).

- Nội dung tập huấn: chẩn đoán ngộ độc thực phẩm (NĐTP); điều tra, báo cáo, xử lý, khắc phục vụ NĐTP; giám sát, báo cáo vụ NĐTP.

1.2. Giám sát và báo cáo kết quả giám sát về ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm:

- Giám sát NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn quản lý (ca, vụ, yếu tố nguy cơ….).

- Thu thập thông tin, cập nhật số liệu, xử lý số liệu, tổng hợp, báo cáo công tác phòng chống NĐTP định kỳ 3, 6, 9, 12 tháng và đột suất theo yêu cầu.

1.3. Điều tra khi có vụ ngộ độc xảy ra trên địa bàn:

Điều tra vụ NĐTP trên địa bàn; lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ gây NĐTP; xét nghiệm tìm nguyên nhân NĐTP; báo cáo kết quả điều tra theo quy định.

1.4. Mua trang thiết bị, test nhanh cần thiết phục vụ quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, lưu trữ dữ liệu về ngộ độc thực phẩm:

Tuỳ theo nhu cầu của địa phương và nguồn kinh phí được cấp, các Chi cục bố trí kinh phí mua trang thiết bị, hóa chất, test xét nghiệm nhanh phục vụ công tác giám sát, thanh kiểm tra công tác phòng chống NĐTP của địa phương.

2. Kiểm soát an toàn thực phẩm cơ sở dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể

2.1. Tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm, hướng dẫn

- Đối tượng: cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc hệ thống y tế tại các tuyến huyện, xã.

- Nội dung: các văn bản quy phạm và hướng dẫn công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hoạt động dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể; điều tra, báo cáo, quản lý điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở...

2.2. Triển khai các hoạt động kiểm soát  an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, khu du lịch, lễ hội của địa phương.

          - Điều tra, thống kê và phân loại các loại hình dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

          - Thông tin, truyền thông phổ biến quy định, kiến thức an toàn thực phẩm cho người quản lý dịch vụ ăn uống, người chế biến thực phẩm.

- Tổ chức hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống.

- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở dịch vụ ăn uống.

- Xây dựng mô hình kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm để phòng chống ngộ độc thực phẩm.

1.3. Kiểm tra các điều kiện an toàn thực phẩm:

- Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc y tế quản lý.

- Các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể.

3. Triển khai các hoạt động giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm

3.1. Giám sát mối nguy, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm

a) Lấy mẫu thực phẩm, thức ăn phổ biến, có nguy cơ cao ô nhiễm tác nhân ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố quản lý theo tháng trong năm 2012 (có bảng hướng dẫn kèm theo).

b) Kiểm nghiệm các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm về vi sinh, hóa học theo các quy chuẩn kỹ thuật và các quy định về an toàn thực phẩm hiện hành.

Một số thực phẩm và chỉ tiêu giám sát tại địa phương năm 2012:

TT

Thực phẩm

Chỉ tiêu

Số lượng mẫu

Ghi chú

1

Thịt lợn quay

E. Coli

5 mẫu/ tháng

Nếu địa phương không sản xuất, chế biến thức ăn thì mới lấy mẫu sản phẩm sản xuất ở tỉnh/thành khác đang được kinh doanh trên địa bàn của địa phương.

Coliforms

5 mẫu/ tháng

Phẩm mầu

5 mẫu/ tháng

2

Kem, nước đá

Coliforms

10 mẫu/ tháng

Pseudomonas aeruginosa

10 mẫu/tháng

3

Bún ướt, bánh phở

Hàn the

5 mẫu/ tháng

Foocmol

5 mẫu/ tháng

4

Giò nạc (thịt lợn)

E. Coli

6 mẫu/ tháng

Hàn the

6 mẫu/ tháng

5

Chả thịt lợn xay

E. Coli

5 mẫu/ tháng

Phẩm mầu

5 mẫu/tháng

Hàn the

5 mẫu/tháng

6

Nước uống đóng chai

E. Coli

6 mẫu/ tháng

Coliforms

6 mẫu/ tháng

7

Dầu, mỡ đang chiên, rán ở các cơ sở chế biến thực phẩm

Độ ôi khét

6 mẫu/ tháng

- Tuỳ theo năng lực xét nghiệm và tình hình của địa phương, các Chi cục có thể đề xuất thay đổi một số chỉ tiêu giám sát nhưng trước đó phải thống nhất với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Các chỉ tiêu hoá học, chỉ tiêu vi sinh có thể làm bằng bộ test xét nghiệm nhanh hoặc kiểm nghiệm tại phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng.

- Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát, tổ chức việc lấy mẫu, chi trả tiền mua mẫu và thanh toán tiền xét nghiệm cho đơn vị kiểm nghiệm mẫu giám sát theo hợp đồng. Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong việc xây dựng kế hoạch lấy mẫu, cử cán bộ chuyên môn tham gia đoàn và thực hiện lấy mẫu theo qui định, thực hiện việc xét nghiêm mẫu theo hợp đồng và trả kết quả cho Chi cục xử lý.

- Các mẫu phải được lấy vào thời gian trước ngày 15 hàng tháng, phải được kiểm nghiệm ngay sau khi lấy và báo cáo kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát trong tháng về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Riêng các mẫu có kết quả không đạt yêu cầu theo qui định phải đựơc gửi ngay về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để xử lý kịp thời.

 c) Chi Cục  An toàn vệ sinh thực phẩm tổng hợp, phân tích, báo cáo đánh giá định kỳ (theo tháng) và đề xuất các giải pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

3.2. Kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm phục vụ công tác thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý:

Chi phí cho các hoạt động xét nghiệm, kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm phục vụ công tác thanh tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm tại địa phương.

4. Dự phòng kinh phí cho xử lý sự cố về an toàn thực phẩm, khắc phục hậu quả của ngộ độc thực phẩm và các chi phí khác phục vụ chuyên môn

Các địa phương dự phòng một phần kinh phí từ nguồn kinh phí từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012 đã được phân bổ, các nguồn kinh phí hỗ trợ của địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác để sử dụng khi có tình huống.

Trên đây là nội dung hướng dẫn cơ bản cho các hoạt động chuyên môn của Dự án năm 2012. Tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương lập kế hoạch chi tiết các hoạt động bảo đảm (xăng dầu, phương tiện đi lại ...) để triển khai các nội dung hoạt động chuyên môn theo khả năng, nguồn kinh phí huy động và theo các quy định hiện hành.

Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tham mưu cho Sở Y tế, xây dựng kế hoạch chi tiết, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch Dự án, báo cáo kết quả về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Tải văn bản tại đây

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top