Trong thời gian qua, trên địa bàn một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại Bếp ăn trường học, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, xung quanh khu vực trường học, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ngày càng phổ biến với các hình thức đa dạng thu hút đông đảo người dân và du khách. Các quán hàng này bên cạnh tính tiện dụng, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm do điều kiện bảo quản, chế biến chưa đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, cũng như nguy cơ nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại. Để tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương triển khai các nội dung sau:
1. Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm cho chủ cơ sở, người kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; Chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo, các trường học để tuyên truyền cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở lựa chọn quán ăn sạch sẽ: ưu tiên những nơi có khu vực nướng sạch, nhân viên dùng bao tay, tránh các hàng quán có đồ ăn với màu sắc bất thường, mùi hôi, hoặc dầu chiên đen sậm, nhiều cặn, hạn chế ăn tại các khu vực bụi bặm, nơi có nhiều xe cộ, khói bụi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 271/ATTP-NĐTT ngày 18/2/2025 của Cục An toàn thực phẩm về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn năm 2025.
Văn bản
1. Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm cho chủ cơ sở, người kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; Chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo, các trường học để tuyên truyền cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở lựa chọn quán ăn sạch sẽ: ưu tiên những nơi có khu vực nướng sạch, nhân viên dùng bao tay, tránh các hàng quán có đồ ăn với màu sắc bất thường, mùi hôi, hoặc dầu chiên đen sậm, nhiều cặn, hạn chế ăn tại các khu vực bụi bặm, nơi có nhiều xe cộ, khói bụi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 271/ATTP-NĐTT ngày 18/2/2025 của Cục An toàn thực phẩm về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn năm 2025.
Văn bản
VFA
Bình luận