An toàn thực phẩm và trách nhiệm truyền thông

Ngày đăng: 07/12/2018 - Lượt xem: 7884

An toàn thực phẩm (ATTP) luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm sâu sắc. Đây cũng là một chủ đề chính được đăng tải thường xuyên trên các phương tiện báo chí, truyền thông trong những năm gần đây, giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới quy trình sản xuất, cách thức tạo ra thực phẩm họ tiêu dùng hằng ngày, đồng thời đề cao vấn đề an toàn và dinh dưỡng. Đáng chú ý, báo chí truyền thông, qua những bài viết giàu tính phát hiện, cũng đã cảnh báo về quy trình sản xuất nông nghiệp không an toàn.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thấu đáo và toàn diện, thực tế vẫn còn tình trạng thông tin về ATTP thiếu khoa học, thiếu chính xác, thậm chí thông tin nhằm phục vụ mục đích không trong sáng, vụ lợi, được “cường điệu hóa”. Trong thời đại thông tin bùng nổ, sự phát triển của mạng xã hội thì những biến tướng này càng trở nên đáng sợ và lan rộng. Điều này cho thấy, trách nhiệm to lớn của báo chí chính thống không chỉ phải cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ, giúp công chúng có kiến thức tiêu dùng mà còn phải là những cơ quan giúp Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp định hướng, dẫn dắt dư luận và giảm tin đồn thất thiệt, các luồng dư luận xấu.

Trong buổi hội thảo có chủ đề về an toàn thực phẩm và vai trò của truyền thông khoa học mới được tổ chức ở Hà Nội cuối tháng 11 vừa qua, một chuyên gia nước ngoài đã thẳng thắn cho rằng, việc không cung cấp thông tin đầy đủ tới công chúng về những tiêu chí đánh giá này đã làm tăng sự lo lắng của người dân và dẫn tới những hiểu lầm tai hại trong sản xuất thực phẩm nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung.

Nước ta có tới 24,5 triệu hộ nông dân chủ yếu sản xuất quy mô nhỏ, năng suất, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, lạm dụng vật tư nông nghiệp đầu vào, cũng như thiếu kiểm soát đối với sản phẩm nguyên liệu; thiếu truy xuất nguồn gốc… đang là các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vấn đề mấu chốt là cần một nền tảng pháp lý chuẩn khoa học và sự tham gia của nhiều bên để thực thi các phương thức thực hành nông nghiệp bền vững. Nông dân, cơ quan quản lý, các đơn vị sản xuất - phân phối, và bản thân các cơ quan báo chí, truyền thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc đưa nông sản an toàn, đủ dinh dưỡng tới người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cho công tác truyền thông về vấn đề ATTP, an toàn nông nghiệp chưa đầy đủ, đồng bộ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nêu trên. Mới đây, Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống thông tin ATTP theo hướng là hệ thống thông tin mở, tin cậy, cập nhật về vệ sinh ATTP. Một mặt phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương. Mặt khác hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các quy định về vệ sinh ATTP; giúp người tiêu dùng nhận biết, truy xuất thông tin về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm an toàn. Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, đưa tin về ATTP - một vấn đề đặc biệt nhạy cảm và quan trọng với nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Theo Nhandan.com.vn

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top