Trung Quốc: Những thực phẩm kinh hoàng năm 2011

Ngày đăng: 24/12/2011 - Lượt xem: 5339

(Dân trí) - An toàn thực phẩm tiếp tục là vấn đề nóng hổi tại Trung Quốc trong năm 2011 với rất nhiều sự vụ gây rúng động xã hội bởi quy mô cũng như sự thờ ơ đối với sức khỏe và tính mạng con người của những kẻ hám lời.

Bánh bao “màu”

Cái gọi là “bánh bao màu” thực chất là dùng các hương vị như axit chanh (Tartrazine), chất tạo ngọt, chất tạo hương vị ngô… và chất phụ gia làm cho bề ngoài bánh bao bắt mắt, khi ăn vào có cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên các chuyên gia khoa học cho biết, nếu thường xuyên ăn bánh bao này trong thời gian dài, nhẹ thì sẽ bị trúng độc, nặng thì ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thanh thiếu niên.

Theo ý kiến chuyên gia, axit chanh, hương liệu vị ngô và chất tạo ngọt là những phụ gia thuộc danh mục được phép sử dụng ở Trung Quốc, tuy nhiên phạm vi sử dụng có hạn, không phải loại thực phẩm nào cũng được phép dùng. Trong điều lệ liên quan về an toàn thực phẩm quy định: axit chanh, chất tạo ngọt… không được sử dụng trong bánh bao.
 

Biến thịt lợn thành thịt bò

Việc dùng tiết lợn, bột đậu, đường và muối sẵn, sau đó cho tất cả vào trộn đều với thịt lợn cắt thành miếng, đồng thời cho thêm hàn the vào, sau khi trộn đều, thịt lợn đã bị biến hóa thành “thịt bò” với bề ngoài màu đỏ tươi như thật đã gây rúng động xã hội.

Ngoài ra, việc sử dụng hương liệu thịt bò (một loại cao có màu nâu cánh dán, mùi bò thơm tự nhiên, dễ tan trong nước, khi tan trong nước có màu vàng nhạt) ở nhiều cửa hàng bán đồ ăn chín, nhà hàng cũng khiến dư luận băn khoăn về sự lạm dụng. Bởi đây là những chất phụ gia, chỉ được dùng với liều lượng thích hợp nếu không sẽ không tốt cơ thể.
 

Cadmium trong gạo vượt ngưỡng

Gạo là lương thực không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của người dận, sự kiện cadmium (chất gây ung thư) trong gạo vượt ngưỡng gây ra nhiều lo ngại cho người dân. Bộ y tế Trung Quốc đã tiến hành điều tra hầu hết khắp các tỉnh thành của Trung Quốc, kết quả chỉ rõ: 10% gạo ở Trung Quốc có lượng cadmium vượt ngưỡng.
 

Dầu mè giả

 
Dầu mè giả tức là dùng hương vị trộn lẫn tạo thành dầu thơm, giá bán rất rẻ. Theo lời của chuyên gia khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân tỉnh Thiểm Tây, dầu mè nếu dùng với lượng thích hợp, không vượt quá tiêu chuẩn thì thông thường không gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe cơ thể; tuy nhiên nếu dùng quá lượng dầu mè có chất lượng kém, cũng có nghĩa là sử dụng quá nhiều hương liệu thì sau khi dung nạp vào cơ thể sẽ gây nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe.

Dương Hằng

Theo cici.net

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525