Điểm mới, thay đổi về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm Nghị định 124/2021/NĐ-CP

Ngày đăng: 22/01/2025 - Lượt xem: 144

Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2021/NĐ-CP (NĐ 124) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP (NĐ 115) ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (NĐ 117).
Bên cạnh những quy định mới xử phạt về lĩnh vực y tế thì Nghị định 124/2022/NĐ-CP cũng có điều chỉnh trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:
- Bổ sung thẩm quyền xử phạt của một số chức danh, phân định thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14) và phạm vi quản lý an toàn thực phẩm
- Sửa đổi, bổ sung các vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
- Bổ sung quy định thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đảm bảo rõ trách nhiệm của người ra quyết định xử phạt và cơ quan quản lý trực tiếp sản phẩm/ nhóm thực phẩm.
- Tăng mức xử phạt một số vi phạm trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, sửa đổi, bổ sung một số hành vi mô tả rõ ràng hơn, cập nhật phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật ban hành một số hành vi.
Cụ thể:
* Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:
- Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 2, 3, 9, 10, 11, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 24, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
- Bổ sung thêm khoản 4, tại Điều 2 về việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu như sau:
   Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
   Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi;
    Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 3 như sau:
    Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.”;
    Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
    Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”.
- Và đồng thời, bãi bỏ quy định tại điểm a, khoản 2, Điều; điểm d, khoản 10 Điều 22; điểm b, khoản 5, Điều 24 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
* Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
- Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 1, 2, 3, 4, 12, 20, 32, 38, 39, 40, 48, 51, 57, 58, 59, 60, 66, 68, 70, 71, 72, 73, 74, 77, 78, 103, 104, 105, 106, 107 ,108, 109, 110, 111, 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- Bổ sung mức phạt tiền:
Từ 1.000.000-3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân trong phòng chống dịch như: Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác).
Từ 5.000.000-10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết; thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.
Từ 20.000.000-30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế khi ra vào vùng dịch thuộc nhóm A.
 Từ 30.000.000-40.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo các nghị quyết, quyết định, chỉ thị và văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền...
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong hành vi: Thu giá dịch vụ khám, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết; Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, vi phạm một trong các hành vi sau về quản lý trang thiết bị y tế bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: Không đăng tải thông tin về kê khai giá trên Cổng thông tin của Bộ Y tế trước khi đưa trang thiết bị y tế đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam; Kê khai giá không kèm đầy đủ các thành phần thông tin theo quy định; Không thực hiện việc cập nhật giá kê khai trang thiết bị y tế có thay đổi; Không thực hiện việc giải trình các yếu tố cầu thành giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;…
- Và đồng thời, bãi bỏ quy định tại các điểm c, d, khoản 2 Điều 39; các điểm b, c, g, h khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 6, Điều 72; điểm b, khoản 3 Điều 73; điểm b, khoản 1, Điều 74; các điểm b và d khoản 2 Điều 75; khoản 2 Điều 78; điểm c khoản 5 Điều 107; điểm c, khoản 1, điểm c, khoản 2 và điểm c, khoản 3 Điều 111 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. (Chi tiết xem tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
VFA

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,738,924
Trong tháng
770,874
Hôm nay
58,122
Đang Online
641