Ngày 22.8.2013, Cục An toàn thực phẩm thành lập 03 Đoàn kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm Tết Trung thu tại 09 tỉnh/thành phố gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài, phụ gia thực phảm được sử dụng trong sản xuất, bảo quản cũng vô cùng đa dạng đan xen với việc sử dụng các hóa chất có khả năng gây ngộ độc cố tình hay thiếu hiểu biết được cho thêm vào để tạo ra được đặc tính của sản phẩm thực phẩm nhằm đạt lợi nhuận bất chính.
Dịp Tết Trung thu sắp tới, Hà Nội sẽ lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP cấp thành phố và hàng trăm đoàn cấp quận, huyện, xã, phường để tăng cường giám sát an toàn thực phẩm dịp Trung thu.
Để đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông năm 2013 và các năm tiếp theo, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1228/2012/QĐ-TTg (ngày 07/9/2012).
Theo Kế hoạch số 1501/KH-BCĐ ngày 08/8/2013 của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hoá từ ngày 15/8 đến ngày20/9 sẽ là khoảng thời gian tỉnh Thanh Hoá tập trung kiểm tra, tăng cường giám sát an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu.
Trước sự cố các lô sản phẩm sữa bột của công ty Fonterra - New Zealand sản xuất nghi nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum. Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và tăng cường giám sát mối nguy, từ ngày 8/8/2013 đến ngày 15/8/2013 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện lấy mẫu toàn bộ các dòng sản phẩm sữa bột của Công ty cổ phần sữa Việt Nam và Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood đang phân phối trên thị trường để kiểm tra vi khuẩn Clostridium botulinum.
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) của Liên hiệp quốc cho biết: sự cố bi thương xảy ra tại Bihar, India, làm 23 học sinh tử vong sau khi ăn bữa ăn tại trường bị nhiễm monocrotophos. Đây là lời nhắc nhở quan trọng thúc dục cần đẩy nhanh việc loại trừ các loại thuốc trừ sâu có độc tính cao ra khỏi thị trường các nước đang phát triẻn.
Sáng 21/8/2013, Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Sở Y tế thành phố Cần Thơ tổ chức Tập huấn văn bản quản lý an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý an toàn thực phẩm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh phía Nam.
Ngày 19/8/2013, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand (MPI) về việc thu hồi giấy phép xuất khẩu bốn chuyến hàng lactoferrin của Công ty Westland Milk Products sản xuất xuất khẩu sang Trung Quốc do phát hiện hàm lượng nitrat vượt quá tiêu chuẩn của New Zealand. Lactoferrin là một loại đạm tự nhiên trong sữa, được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm sữa.
Để nâng cao kỹ năng, nghiệm vụ của các cán bộ trong công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Sở Y tế và Chi cục An toàn thực phẩm Lạng Sơn triển khai đào tạo hướng dẫn lấy mẫu thực phẩm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Đề án “Triển khai mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại các phường, thị trấn của 29 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố giai đoạn 2013-2015” với kinh phí trên 35 tỷ đồng.
Ngay sau khi có thông tin về sinh vật lạ trong sản phẩm mỳ tôm nhãn hiệu “3 miền”, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Chi cục quản lý thị trường tiến hành xác minh nội dung thông tin tại gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (thôn Đông Đoài, xã Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh).