Để kiểm soát Tinopal trong thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia và Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, xây dựng Quy trình kỹ thuật kiểm nghiệm Tinopal (CBS-X) trong thực phẩm
Vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng như : Báo Đồng Nai, Thanh niên, Công an nhân dân, Báo mới, Báo Lao động đã đưa tin vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể tại Công ty TNHH Kotop Vina (Khu công nghiệp Tam Phước, Biên Hoà, Đồng Nai) vào tối ngày 23/7/2013 và trưa ngày 25/7/2013 gần 200 công nhân đã nhập viện sau bữa ăn với các triệu chứng: đau đầu, buồn nôn, ngất xỉu…
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập lực lượng Công an nhân nhân, Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã đến chúc mừng các đơn vị: Cục Cảnh sát môi trường, cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Bộ Công an.
Trước thông tin cảnh báo về một số màng bọc bảo quản thực phẩm polyvinyl chloride (PVC)có chứa chất dẻo Di-Ethylhexyl Adipate (DEHA), nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm đã khẩn trương chỉ đạo Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh lấy 15 mẫu màng bọc thực phẩm để kiểm nghiệm phát hiện DEHA đang lưu hành tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 16.8.2013, Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo số 13-QA/S527 của Văn phòng đại diện Công ty Abbott Laboratories S.A tại Việt Nam về tình hình thu hồi các lô hàng Similac GainPlus Eye-Q nằm trong danh sách nghi có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố đạm whey nhiễm Clostridium của công ty Fonterra.
Ngày 16.8.2013, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì giao ban tuần tại Cục An toàn thực phẩm và kế hoạch triển khai công việc trọng tâm trong thời gian tiếp theo.
Theo báo cáo của doanh nghiệp, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế xin thông báo về việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng nguyên liệu whey protein concentrate và các sản phẩm có chứa nguyên liệu whey protein concentrate do Công ty Fonterra-New Zealand sản xuất.
Ngày 16/8/2013, trên một số trang báo điện tử có đưa tin về việc một người dân tại xóm Đông Đoài, xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh phát hiện sinh vật lạ trong sản phẩm mì tôm nhãn hiệu “3 Miền”.
Ngày 14 tháng 8 năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BYT “Quy định mức giới tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm” của Bộ Y tế căn cứ theo Luật an toàn thực phẩm trên cơ sở hài hoà với tiêu chuẩn của Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex.
Ngày 01 tháng 8 năm 2013, Bộ Y tế - Bộ Công Thương – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
Tiếp theo Công văn số 1601/ATTP-SP ngày 05/8/2013, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Công văn số 1698/ATTP-SP ngày 14/8/2013 gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc giám sát thu hồi sản phẩm.
Ngày 15.8.2013, Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo của Văn phòng Đại diện Công ty Abbott tại Việt nam và công ty TNHH Dinh dưỡng 3A cập nhật về tình hình thu lại các lô hàng Similac GainPlus Eye-Q nằm trong danh sách có thể bị ảnh hưởng: