Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy xác nhận nội dung quảng cáo…
Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng. Ảnh: L.Mộc. |
Nghị định 91 quy định rõ, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm có thể bị phạt từ 3-20 triệu đồng.
Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm có thể bị phạt từ 3-40 triệu đồng tùy trường hợp.
Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị phạt từ 15-50 triệu đồng.
Vi phạm quy định về sử dụng vi chất dinh dưỡng trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Nghị định 91 cũng nêu rõ, với các cơ sở có thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất nhưng không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe đã quá thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 10 triệu đồng. Nếu không thực hiện khám sức khỏe định kỳ thì có thể bị phạt từ 1-20 triệu đồng….
Đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 9-12 tháng trong trường hợp tái phạm.
Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt từ 30 - 50 triệu đồng thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100 triệu đồng.
Nguồn: SKĐS
Bình luận