Các sự kiện tiêu biểu của Cục An toàn thực phẩm năm 2016

Ngày đăng: 30/12/2016 - Lượt xem: 6741

Các sự kiện tiêu biểu của Cục An toàn thực phẩm năm 2016

1. Hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế năm 2016

Công tác xây dựng và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của cơ quan quản lý nhà nước. Việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch năm 2016 về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật góp phần tạo hành lang pháp lý minh bạch cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm và để quản lý có hệ thống từ Trung ương đến địa phương về an toàn thực phẩm, đóng góp quan trọng bảo đảm an toàn thực phẩm và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Thủ tướng Chính phủ đồng ý mở rộng triển khai thí điểm hệ thống thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tuyến quận/huyện, xã/phường trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Để nâng cao hiệu lực quản lý về an toàn thực phẩm tại tuyến quận/huyện, xã/phường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2015 thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận/huyện,  xã/phường của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

 Sau 1 năm thực hiện thí điểm tại 10 quận/ huyện và 20 xã/phường của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả quan trọng, ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm được nâng lên, tình hình an toàn thực phẩm tại cơ sở có cải thiện rõ nét, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý kéo dài thời gian thí điểm và mở rộng phạm vi thực hiện đến 100% số quận/huyện, xã/phường của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và khuyến khích các tỉnh/thành phố khác triển khai thực hiện.

3. Tham mưu cho Bộ Y tế, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giải quyết thành công hàng loạt sự cố an toàn thực phẩm nghiêm trọng, được Chính phủ và người dân đánh giá cao

Năm 2016, Cục An toàn thực phẩm đã chủ động tham mưu với Lãnh đạo Bộ Y tế, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kịp thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, có hiệu quả để xử lý nhiều sự cố về an toàn thực phẩm, điển hình như sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) làm hải sản chết bất thường, thông tin về nước mắm nhiễm Thạch tín v.v… Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan xử lý, cung cấp thông tin bảo đảm khách quan, khoa học, kịp thời, góp phần ổn định dư luận xã hội, tâm lý người tiêu dùng, giảm thiểu được thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

4. Lần đầu tiên Quốc hội đưa nội dung về an toàn thực phẩm vào chương trình giám sát tối cao

Thực hiện Nghị quyết số 14/2016/QH14 của Quốc hội, ngày 27/7/2016 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017, giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phm giai đoạn 2011-2016"  là một trong hai chuyên đề được Quốc hội đưa vào Chương trình giám sát tối cao trong năm 2017.

Đến hết năm 2016, Cục An toàn thực phẩm đã hoàn thành việc tham mưu xây dựng "Báo cáo tình hình thực thi chính sách pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016" và Lãnh đạo Cục đã tháp tùng Lãnh đạo Bộ Y tế tham gia 2/7 Đoàn giám sát đi giám sát tại 06 tỉnh/thành phố trên cả nước.

5. Tiếp tục triển khai kết nối 02 thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế với Cổng thông tin một cửa quốc gia

Sau khi kết nối thành công 02 thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế với Cổng thông tin một cửa quốc gia, tính từ ngày từ 01/01/2016 đến 12/12/2016, hệ thống đã xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu được 4.425 lô hàng. Qua thống kê cho thấy, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu về thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế đã giảm mạnh khi thực hiện trên Cổng thông tin Một cửa quốc gia, đạt yêu cầu so với Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, cụ thể: thời gian trung bình kiểm tra giảm đã giảm từ 3 ngày xuống còn 1,5 ngày; kiểm tra thường giảm từ 9,3 ngày xuống còn 5,5 ngày; kiểm tra chặt giảm từ 11,9 ngày xuống còn 6,5 ngày.

6. Việc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được thực hiện nghiêm minh

Năm 2016, lần đầu tiên mức xử phạt đối với 01 công ty vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được Bộ Y tế áp dụng ở mức hơn 5,8 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Điều này thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm tính răn đe, không có vùng cấm, bất cứ cơ sở nào có hành vi gây mất an toàn thực phẩm đều bị xử lý, mục đích cao nhất là vì sức khỏe nhân dân.

VFA

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top