Triển khai kế hoạch phối hợp kiểm soát, xử lý bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nước biển do ảnh hưởng sự cố ô nhiễm môi trường tại một số tình miền Trung của Bộ Y tế

Ngày đăng: 29/07/2016 - Lượt xem: 6482

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương thực hiện các giải pháp giải quyết sự cố môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa gây ra nhằm khôi phục ổn định đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh cho nhân dân, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình, triển khai các nội dung hoạt động của kế hoạch số 76/KH-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2016 tại tỉnh Quảng Bình và tỉnh Hà Tĩnh.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế

Tham gia Đoàn công tác của Bộ Y tế có Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý môi trường Y tế, Vụ Kế hoạch Tài chính, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Hội Thầy thuộc trẻ Việt Nam.

Đoàn làm việc với các cơ quan chức năng địa phương

Trong hai ngày làm việc (ngày 25, 26 tháng 7 năm 2016), Đoàn công tác đã phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương nắm bắt thông tin, rà soát và kiểm tra tình hình thực tế tại vùng nước biển, các cảng cá, kho đông lạnh và một số hộ gia đình (tại cảng cá Nhật Lệ, tại xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; tại vùng biển Vũng Áng, tại xã Kỳ Phương, Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là nơi diễn ra các hoạt động đánh bắt, kinh doanh hải sản và nguồn nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt của nhân dân trong địa bàn bị ảnh hưởng bởi sự cố. Đoàn công tác đã trao đổi, thảo luận với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng của địa phương về việc đánh giá mức độ, nguyên nhân ảnh hưởng của sự cố đối với đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân, các biện pháp, đề xuất và kiến nghị của địa phương trong việc khắc phục ảnh hưởng sự cố môi trường gây ra trên địa bàn với mục tiêu nhanh chóng khôi phục ổn định đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh cho nhân dân.

Kết thúc đợt công tác tại mỗi địa phương, GS.TS. Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế đã chia sẻ những khó khăn, ảnh hưởng của sự cố đối với đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân trên địa bàn, đồng thời đánh giá cao công tác phối hợp điều tra xác định nguyên nhân sự cố, đánh giá mức độ ảnh hưởng và hiệu quả của các biện pháp ứng phó, xử lý khắc phục hậu quả của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan chức năng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng sự cố đối với đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, GS.TS. Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ Y tế phối hợp với địa phương để triển khai có hiệu quả các hoạt động phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nước biển do ảnh hưởng sự cố ô nhiễm môi trường tại một số tình miền Trung trong thời gian tới theo Kế hoạch số 76/KH-BYT ngày 11/7/2016 của Bộ Y tế. Các hoạt động chính là:

Đoàn Công tác thăm hỏi bà con ngư dân

1) Đối với hải sản tại các kho đông lạnh, thực hiện lấy mẫu, kiểm nghiệm từng lô, mẻ đang bảo quản tại các kho đông lạnh để xác nhận an toàn. Đối với lô hải sản không an toàn phải cương quyết xử lý.

2) Đối với các lô hải sản đánh bắt ngoài 20 hải lý tổ chức xác nhận bảo đảm an toàn; với các lô hải sản đánh bắt trong 20 hải lý tổ chức tổ chức giám sát thường xuyên đến khi xác nhận an toàn sẽ công bố thông tin; tổ chức giám sát, theo dõi an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chế biến từ cá biển (cá khô, nước mắm…).

3) Tổ chức quan trắc và cảnh báo kịp thời môi trường nước biển, tập trung nước biển gần bờ trong phạm vi 3 hải lý, ở các bãi tắm để đánh giá và công bố môi trường nước biển an toàn. 

4) Tổ chức Quan trắc môi trường khu vực quanh nhà máy về không khí, nguồn nước ngầm sinh hoạt, ăn uống của nhân dân để đánh giá tình hình ô nhiễm và cảnh báo kịp thời cho nhân dân.

5) Tổ chức đánh giá tác động của môi trường đối với sức khỏe nhân dân địa phương, tập trung ở khu vực quanh nhà máy gây sự cố và cảnh báo kịp thời.

6) Nghiên cứu chính sách bảo hiểm y tế để đề xuất phương án hỗ trợ bảo hiểm y tế cho ngư dân và diêm dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

7) Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp với địa phương tổ chức khám sức khỏe, lồng ghép hoạt động tư vấn và truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

VFA

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top