Tổ chức hội thảo "Tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội xuân 2018”

Ngày đăng: 01/02/2018 - Lượt xem: 5198

Ngày 31/1/2018 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo "Tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội xuân 2018”. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự và chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Vụ Khoa học Công nghệ- Bộ Công thương, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Cục Quản lý thị trường Bộ Công Thương, đại diện lãnh đạo các Sở Y tế, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội rượu- bia- nước giải khát cùng đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí tới tham dự và đưa tin.

 Phát biểu tại Hội thảo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết bên cạnh những lợi ích mang lại cho nền kinh tế nhưng trong thời gian qua, việc lạm dụng rượu về số lượng, chủng loại rượu, đặc biệt trong số đó có nhiều loại rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha chế, không có nguồn gốc xuất xứ, rượu không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, không nhãn mác và đặc biệt là rượu giả được sản xuất từ những nguyên liệu độc hại, bị cấm (cồn Methanol) do gian lận thương mại… đã và đang gây gây ngộ độc cấp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng và an sinh xã hội như: vụ ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao tại bản Tải Chải, xã Maly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ngày 13/2/2017 làm 68 người mắc có 10 người chết; tại Hà Nội, rải rác trong năm 2017 đã có tới 9 người tử vong được chẩn đoán do rượu có methanol cao …  Trong dịp tết nguyên đán, lễ hội… tại Việt Nam luôn là khoảng thời gian có nguy cơ cao gia tăng hoạt động kinh doanh rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha chế, không có nguồn gốc xuất xứ, rượu không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, không bảo đảm an toàn và đặc biệt là rượu được sản xuất từ những nguyên liệu độc hại, bị cấm (cồn Methanol) do nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục trưởng cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) trong năm 2017, cả nước đã ghi nhận 10 vụ ngộ độc rượu làm 119 người mắc, 11 người chết. Số vụ ngộ độc thực phẩm do rượu tập trung nhiều nhất tại khu vực miền núi phía Bắc. Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến nay đã có 40 trường hợp tại 12 quận/huyện bị ngộ độc rượu có chứa methanol. Ngộ độc rượu, bia đang là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt trong thời điểm Tết Nguyên đán và lễ hội sắp tới.

Đại diện Vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Công thương có bài tham luận về “Quy định của pháp luật về ATTP và sản xuất kinh doanh rượu”.

Đại diện Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an, ông Bùi Đức Am đã có bài tham luận về "Tăng cường các biện pháp phòng, chống ngộ độc rượu trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân 2018".

 Tại hội thảo, ThS Nguyễn Trung Nguyên, lãnh đạo Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, việc ngộ độc rượu methanol nổi lên gần đây hẳn là sự pha trộn có chủ ý của người sản xuất để bán kiếm lời. Vì thế, muốn quản lý chặt, phải quản lý từ khâu đầu vào để người kinh doanh rượu, họ phải chịu trách nhiệm với sản phẩm mà mình bán ra. Đồng thời, khuyến cáo người dân nên sử dụng lượng cồn trong giới hạn cho phép; không sử dụng rượu, bia không có nguồn gốc rõ ràng.

Với sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học, các nhà quản lý, các hiệp hội, các cơ quan thông tấn báo chí… Hội thảo đã thành công tốt đẹp, đã đạt các mục tiêu đề ra, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP đã phát biểu kết luận thống nhất những nội dung sau:

Sử dụng rượu là nét văn hóa, truyền thống nhưng hiện nay đang bị lạm dụng. Đây là một trang những nguyên nhân chính gây ra các hành vi thiếu chuẩn mực trong xã hội, gây ra tai nạn giao thông và 60 loại bệnh khác nhau liên quan đến thói quen sử dụng rượu bia như gan, dạ dày, tim mạch… Đặc biệt đã gây ra ngộ độc cấp tính do sử dụng rượu giả, rượu không an toàn, rượu pha chế bằng cồn công nghiệp (cồn Methanol).

Các quy định về quản lý rượu, nhất là rượu thủ công, rượu tự chế biến cần hoàn thiện chắt chẽ hơn.

Trong dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất và lễ hội xuân 2018, lượng rượu bia trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sẽ tăng đột biến, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là rất cao.

Các cơ quan quản lý, đặc biệt là ngành Công thương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhất là các tỉnh tập trung nhiều đầu mối sản xuất, kinh doanh chung chuyển, các tỉnh có cửa khẩu biên giới. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin theo quy định pháp luật.

Tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động để người dân chấp hành nghiêm các quy định trong sản xuất, kinh doanh rượu và người dân không lạm dụng rượu bia.

VFA

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top