Ngoài ra còn có đại diện từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Úc, Mỹ và đại diện Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Tổ chức sức khỏe động vật thế giới (OIE).
Các đại biểu đã tham gia 16 báo cáo và đi thực địa để đánh giá nguy cơ ảnh hưởng bệnh ký sinh trùng từ động vật truyền sang người tại cơ sở chăn nuôi, nơi giết mổ tập trung và nơi kinh doanh lợn tại tỉnh Luang Prabang – Lào. Về phía đoàn Việt Nam, đại biểu tham dự cũng tham gia trình bày báo cáo về “thực trạng và biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng từ động vật truyền sang người” và tham gia tham luận “đánh giá nguy cơ ảnh hưởng và đề xuất các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trung từ động vật truyền sang người tại Việt nam trong thời gian tới”.
Trong thời gian ngắn (3 ngày), Cuộc họp đã đạt được mục tiêu đề ra: (1) đánh giá thực trạng và các biện pháp phòng chóng bệnh ký sinh trùng từ động vật truyền sang người của các quốc gia và của khu vực và thế giới; (ii) Đáng giá nguy cơ ảnh hưởng bệnh ký sinh trùng từ động vật truyền sang người; (iii) Đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng từ động vật truyền sang người trong thời gian tới.
Các đại biểu của các nước và các Tổ chức quốc tế cũng thống nhất các hoạt động trong thời gian tới cần tập trung vào: Giám sát ca bệnh, nguy cơ và cộng đồng đối với bệnh ký sinh trùng từ động vật truyền sang người; thông tin, tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm nhằm “thay đổi hành vi nguy cơ”; các biện pháp dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao; xây dựng chính sách, quy định pháp luật về phòng chống bệnh ký sinh trùng từ động vật sang người. Đối với việc xây dựng chỉ tiêu ký sinh trùng trong thực phẩm cần dự trên kết quả phân tích nguy cơ ô nhiễm ký sinh trùng trong từng loại thực phẩm (thực phẩm tươi sống, thực phẩm qua chế biến ăn ngay, thực phẩm bao gói sẵn). Hiện tại, nên tập trung vào thông tin, truyền thông và khuyến cáo với người sản xuất và tiêu dùng.
Bình luận