Theo kế hoạch số:56/KH-BCĐ ngày 03/4/2017 của Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm tỉnh Sơn La. Tại tỉnh và các huyện, xã đã tiến hành tổ chức Hội nghị triển khai, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” trên địa bàn toàn tỉnh mang lại kết quả đáng khích lệ.
Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” 2017 công tác truyền thông được tăng cường, chú trọng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Có 42 băng rôn, khẩu hiệu truyền thông được treo, 284 đĩa tuyên truyền được in sao chuyển tới các huyện và xã, phát 10.000 tờ rơi và áp phích, 03 phóng sự,16 tin bài tuyên truyền trên truyền hình, 872 lượt trên hệ thống loa truyền thanh Phát trên hệ thống phát thanh của tỉnh, các huyện, thành phố; Loa truyền thanh của tổ, bản, tiểu khu, ....
Công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh trên phạm vi rộng. 03 Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chợ , cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các Huyện, thành phố Sơn La. Có 15 Đoàn liên ngành tuyến huyện, có 151/204 xã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quản lý. Kết quả tiến hành thanh tra, kiểm tra trong “tháng hành động năm 2017”: 1.409/24.462 cơ sở được thanh kiểm tra. Trong đó: tuyến xã kiểm tra 870 cơ sở có 498 cơ sở đạt yêu cầu, tỉ lệ đạt 54.5%; tuyến huyện kiểm tra: 530 cơ sở có 349 cơ sở đạt yêu cầu, tỉ lệ đạt 65,8%, tuyến tỉnh kiểm tra 09 cơ sở có 04 cơ sở đạt yêu cầu, tỉ lệ đạt 33,3%. Trong quá trình thanh kiểm tra tiến hành lấy 338 mẫu thực phẩm để xét nghiệm nhanh, trong đó có 338 mẫu đều đạt chiếm 100%. Số cơ sở vi phạm 266/1.409 cơ sở (18,8%). Trong đó: 32 cơ sở bị cảnh cáo, 140 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền phạtt 327.839.020 đồng; 234 cơ sở bị nhắc nhở, yêu cầu khắc phục tồn tại khuyết điểm.
Các vi phạm chủ yếu: Thiếu các thủ tục hành chính như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; Vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở; sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ; kinh doanh thực phẩm bao gói hết hạn sử dụng.Tỷ lệ cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm soát còn ở mức rất thấp. Tỷ lệ số người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, người tiêu dùng nhận thức đúng về an toàn thực phẩm tuy có tiến bộ nhưng ở mức trung bình; trách nhiệm của người sản xuất quy mô nhỏ lẻ đối với sức khỏe cộng đồng chưa cao.
Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 trên địa bàn tỉnh Sơn La do địa bàn trải rộng, địa hình chia cắt, giao thông đi lại tới các xã còn khó khăn, đặc biệt nguồn kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát cho lực lượng trực tiếp làm công tác chống hàng giả và đảm bảo an toàn thực phẩm còn rất eo hẹp do đó các đoàn thanh kiểm tra mới chỉ tiến hành kiểm tra được 1.409/24.462 cơ sở thực phẩm chiếm 5,75% so với cơ sở thực phẩm hiện có. Song nó đã góp phần nâng cao nhận thức về việc đảm bảo An toàn thực phẩm của nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đồng thời tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La.
Chi Cục ATVSTP tỉnh Sơn La
Bình luận