Tại Nam Định, sau Tết Nguyên đán là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội trong đó du khách thập phương thường về với Chợ Viềng (08/01 Âm lịch) và Khai Ấn Đền Trần (đêm 14/01 Âm lịch) với hàng vạn khách về tham dự.
Ngày 25/02/2013, một số trang báo điện tử của Trung Quốc như: Tân Hoa xã, Trung tâm Tin tức, Sina và một số báo địa phương của Trung Quốc đưa tin cơ quan chức năng Thành phố Tô Châu, Triết Giang, Trung Quốc vừa lấy mẫu, kiểm tra hạt hướng dương trên thị trường và phát hiện 7 loại có chứa chất phèn nhôm và bột talc (bột talc là hóa chất dùng trong công nghiệp để chống dính khuôn).
Theo nguồn tin từ Cơ quan an toàn thực phẩm của Châu Âu (EFSA), cơ quan này đang quan tâm đến vấn đề ô nhiễm của các sản phẩm thịt bò với thịt ngựa trong chuỗi thực phẩm của Châu Âu
Vừa qua một số trang Thông tin điện tử có đăng tin về sản phẩm sữa dê DANLAIT có xuất xứ từ Pháp nhưng lại có thông tin xuất xứ từ Trung Quốc. Sau khi kiểm tra, xem xét, Cục An toàn thực phẩm thông báo như sau:
Ngày 5/02/2013, trang báo điện tử: Trung tâm tin tức mạng Trung Quốc và Sina Trung Quốc đưa tin công an thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc phát hiện cơ sở sản xuất thịt cừu giả từ thịt vịt và gia cầm kém chất lượng và tạm giữ 34 đối tượng có liên quan.
Ngày 25/1/2013, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (Tiến Hòa, Tiến Thành, Phan Thiết) đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng cá nóc khô.
Vừa qua trên một số trang báo điện tử Việt Nam đã nêu Sữa Meiji bị nhiễm phóng xạ có thể có tại Việt Nam. Về vấn đề này, Cục An toàn thực phẩm có ý kiến như sau:
Vừa qua, trên một số phương tiên thông tin đưa tin về việc Công ty thực phẩm Ito En của Nhật Bản thu hồi một sản phẩm trà Ô Long với nguyên liệu nhập từ Trung Quốc chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép, Cục An toàn thực phẩm có ý kiến về vấn đề này như sau:
Trong thời gian gần đây, có một số thông tin nêu việc có “đỉa” trong sản phẩm mỳ tôm. Về thông tin này, Cục An toàn thực phẩm có ý kiến như sau: Về mặt lý thuyết, sản phẩm mỳ tôm có đỉa là hoàn toàn không hợp lý vì những lý do sau:
Sau khi phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về việc cua đồng đánh bắt bằng thuốc trừ sâu từ các tỉnh miền Trung bán tại Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra, lấy mẫu cua đồng và xét nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để xác minh sự việc trên.
Tiếp theo Báo cáo số 2116/BC-ATTP ngày 29/10/2012 của Cục An toàn thực phẩm về thông tin sản phẩm mỳ ăn liền hãng Nongshim của Hàn Quốc, Cục ATTP nhận được Công hàm số KEV-12-841 của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam thông báo về việc thu hồi tự nguyện sản phẩm mỳ ăn liền được sản xuất bởi Công ty TNHH Nong Shim Hàn Quốc và các vấn đề liên quan đến chất benzopyrene được phát hiện trong sản phẩm mỳ ăn liền này.
Trong thời gian gần đây, trên một số báo và các trang mạng xuất hiện thông tin về lợn được tiêm “thuốc an thần” Prozil (tên gốc là Acepromazine) tại thời điểm trước giết mổ gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.