Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh tại buổi làm việc của Đoàn giám sát liên ngành Trung ương tại TP Cần Thơ về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
Từ năm 2018-2020, Hà Nội sẽ triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm (ATTP), với 3 cấp độ. Đây là hành động nhằm siết chặt chất lượng thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Sau hơn 3 tháng phát động, ngày 15.10, Hội LHPN Việt Nam đã trao giải thưởng "Ý tưởng truyền thông về an toàn thực phẩm" cho 15 ý tưởng xuất sắc nhất.
Tại cuộc họp báo tổ chức vào chiều 12-10 ở Hà Nội ngay sau chuỗi các sự kiện kết thúc, Bộ NN-PTNT cho biết, trong 5 ngày làm việc (từ 8 đến 12-10), Việt Nam đã tổ chức thành công 3 hội nghị quan trọng cấp bộ trưởng về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu chung là xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà thực phẩm chức năng (TPCN) đem lại cho sức khỏe con người, tuy nhiên, do được quảng cáo quá mức, tràn lan trên một số website, mạng xã hội và được giới thiệu như thuốc chữa bệnh, thậm chí có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, nên việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động quảng cáo TPCN là điều rất cần thiết.
Theo Phó Thủ tướng, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cần thực hiện điều chỉnh theo quy trình quản lý rủi ro của thế giới, hướng tới phấn đấu đưa về cùng mặt bằng các sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Việc này cần được triển khai mạnh ở các khu đô thị lớn, điển hình là TPHCM.
Phát biểu kết luận Hội nghị “Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” ngày 24/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm; ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá minh bạch và công khai; không ôm giữ những điều kiện không cần thiết, để giải phóng sức sản xuất.
Theo UBND TP Hà Nội, trong quý II-2018, thành phố đã nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 9-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đến nay, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2018, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 351.128 cơ sở, phát hiện 68.362 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, Trong đó, phạt tiền 13.017 cơ sở với số tiền phạt 35.464.251.000 đồng.
Thời gian qua, việc xây dựng và triển khai các mô hình về an toàn thực phẩm (ATTP) luôn được ngành y tế Hà Nội chú trọng và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả những mô hình này, cần ý thức, trách nhiệm của cả ba bên là cơ quan quản lý, hộ kinh doanh và người tiêu dùng.