LÀO CAI: CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TỔ CHỨC TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ATTP NĂM 2023, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024

Ngày đăng: 18/01/2024 - Lượt xem: 250

Ngày 11/01/2024, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm lào Cai đã tổ chức tổng kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2023, đồng thời triển khai nhiệm vụ năm 2024.

 Trong năm 2023, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể, công tác ATTP tại tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Chi cục đã tham mưu cho Sở Y tế trình Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 172-KH/TU
ngày 06/02/2023 về việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm
2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong
tình hình mới; các kế hoạch đảm bảo ATTP năm, đảm bảo ATTP trong các đợt cao điểm (Tết Nguyên Đán, Tháng hành động, Tết Trung thu); tham mưu thành lập các đoàn liên ngành chấm điểm công tác quản lý nhà nước tại UBND 9 huyện, thị, thành phố; kiểm tra cơ sở thực phẩm; bên cạnh đó tham mưu Sở Y tế ban hành nhiều văn bản chuyên môn hướng dẫn, chỉ đạo tuyến cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ; tổng hợp, báo cáo kết quả công tác ATTP của toàn tỉnh theo đợt và định kì.

Công tác thông tin, truyền thông được triển khai với nhiều hình thức, phong phú về nội dung tác động đến nhiều đối tượng (nhà quản lý, các hộ kinh doanh thực phẩm, Nhân dân trên địa bàn) đặc biệt là bà con vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi được hành vi không tốt. Trong năm, Chi cục viết 120 tin bài gửi các cơ quan truyền thông và TTYT tuyến huyện (đạt 250 % kế hoạch giao); chăng treo 20 băng zôn trên các trục đường chính, các điểm chợ, nơi tập trung nhiều dịch vụ ăn uống trong dịp Tết Nguyên Đán, tháng hành động; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng 240/232 lượt, đạt 103,4% kế hoạch giao; tham mưu cho lãnh đạo xây dựng mô hình “Tuyên truyền thông điệp về ATTP bằng hình thức lưu động trong các dịp cao điểm” trong các dịp cao điểm: Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu; sản xuất, in ấn và cấp phát 2000 tờ post tuyên truyền độc tố tự nhiên, tổ chức thành công lễ phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm cấp tỉnh tại huyện Bắc Hà…; tổ chức 10 lớp tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện với 445 học viên.

Công tác kiểm tra được đơn vị quan tâm, toàn tỉnh thành lập 562 đoàn kiểm tra 7.844 cơ sở thực phẩm, 7.581 cơ sở đạt (96,6%, đạt 115% kế hoạch giao), phạt tiền 257 cơ sở với số tiền 775.887.000 đồng, 54 cơ sở tự tiêu hủy 713kg và 540 lít thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm cho 102 sự kiện văn hóa, chính trị trên địa bàn với 323 bữa ăn cho 42.831 xuất ăn, test nhanh 1.172 mẫu thực phẩm (riêng Chi cục giám sát 21 sự kiện), không để xảy ra ngộ độc thực phẩm cấp tính; toàn tỉnh triển khai lấy 399 mẫu labo (đạt 101% chỉ tiêu giao toàn tỉnh), 6.014 mẫu test nhanh để giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn; tiếp nhận 2.278 hồ sơ tự công bố các sản phẩm thực phẩm trong nước và nhập khẩu, cấp 539 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chiếm 91,9%, đạt 108% chỉ tiêu giao.

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định: Chưa thực hiện hậu kiểm toàn bộ sản phẩm thực phẩm do ngành Công thương quản lý do ngành Y tế chỉ quản lý hồ sơ sản phẩm, không quản lý cơ sở; biên chế của Chi cục ngày càng giảm; việc mua mẫu ngoài thị trường để giám sát mối nguy đòi hỏi phải có hóa đơn giá trị gia tăng kể cả các cơ sở nhỏ lẻ gây khó khăn trong hoạt động lấy mẫu; việc không còn chức năng xử phạt vi phạm hành chính cũng là vấn đề khó khăn cho công tác quản lý ATTP tại đơn vị. Trong năm, vẫn xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm làm 29 người mắc, không có người tử vong (bình quân 3,7 ca/100.000 dân).

 Để công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, đồng chí Chi cục trưởng đưa ra 10 nội dung trọng tâm của năm 2024 như sau: 1. Tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh; sửa đổi, bổ sung quyết định 33/2020/QĐ-UBND tỉnh cho phù hợp tình hình thực tế; 2. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu thống nhất một đầu mối quản lý ATTP tại địa phương; 3. Đề xuất với cấp có thẩm quyền tăng biên chế và đào tạo chuyên ngành về ATTP cho đơn vị quản lý về ATTP; 4. Xây dựng mô hình điểm tại tuyến xã mỗi xã tối thiểu có một mô hình điểm về quản lý ATTP; 5. Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao kiến thức cho các đối tượng trên địa bàn; 6. Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm từ tuyến tỉnh đến tận thôn bản; 7. Tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở thực phẩm; kiểm tra, giám sát mối nguy về ATTP, giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua đường thực phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; 9. Tăng cường đầu tư kinh phí cho lĩnh vực đảm bảo ATTP; 10. Thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo, nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong hoạt động quản lý, chuyên môn.

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top