Hà Giang: Triển khai phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè

Ngày đăng: 24/06/2018 - Lượt xem: 1147

Mùa hè thời tiết nóng ẩm, thực phẩm dễ bị ô nhiễm vi sinh vật và do độc tố tự nhiên dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra tại các bữa ăn đông người như: liên hoan, đám cưới, đám giỗ, bếp ăn tập thể,...Tình trạng thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ; điều kiện bảo quản thực phẩm không bảo đảm; nguyên liệu, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; ô nhiễm môi trường; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, nước giải khát, nước đá dùn

 Đ/c Nguyễn Như Chưởng, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm  Hà Giang và Đ/c Phạm Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Tân Quang cùng đoàn công tác kiểm tra ATTP thức ăn đường phố tại địa bàn xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

Để tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa Hè năm 2018, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tham mưu cho Sở Y tế ban hành Công văn 894/SYT-ATTP ngày 31/6/2018, yêu cầu lãnh đạo Trung tâm y tế các huyện, thành phố chủ động phối hợp với Phòng Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các nội dung: Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về ATTP, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định về ATTP đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố, tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế biến, kinh doanh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi giết mổ, phân phối, chế biến thịt gia cầm, thủy sản, tiệt trùng các dụng cụ, bát đĩa trước khi ăn uống; hướng dẫn lựa chọn, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm đúng quy cách, an toàn. Đẩy mạnh hoạt động cam kết trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm; bếp ăn tập thể; cơ sở dịch vụ ăn uống, người chế biến, kinh doanh và cam kết không sử dụng gia cầm nhập lậu, không bảo đảm an toàn). Tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, bếp ăn tập thể, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, kem, bia, nước đá, cơ sở thức ăn đường phố. Phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống theo đúng quy định của pháp luật; công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho người tiêu dùng và cộng đồng.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo người dân cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở các cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm và nên tuân thủ việc ăn chín, uống sôi. Người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng, tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.Thực hiện đúng 10 nguyên tắc vàng phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa hè theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO):

1. Chọn thực phẩm an toàn.

2. Nấu kỹ thức ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.

5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín.

7. Luôn giữ bàn tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, dụng cụ chế biến sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác.

10. Sử dụng nguồn nước sạch...

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải ngừng ngay việc sử dụng và niêm phong toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh. Đồng thời báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời và đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện. Ngoài ra, cần vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt, đề phòng sự lây lan của dịch bệnh. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang

 

Bình luận

Liên kết

27.2
Dịch vụ công trực tuyến và hệ thống tra cứu
Quản lý văn bản
codex

Bình chọn

Theo bạn, giao diện mới website Cục ATTP:

Thống kê truy cập

Tổng truy cập
215,287,369
Trong tháng
379,590
Hôm nay
50,430
Đang Online
525
Back To Top