Ngày 08 tháng 4 năm 2015, trên báo điện tử VTC News và một số trang báo khác có bài viết “Sự thật về bức ảnh rợn người nướng gà bằng đèn khò trên nền đất nhớp nhúa” phản ánh tình trạng sơ chế, chế biến gà bằng đèn khò trên nền nhà không đảm bảo an toàn thực phẩm tại đám cỗ cưới ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Trong thời gian qua, một số báo có phản ánh việc sử dụng hoá chất không rõ nguồn gốc nhằm kích thích trái cây nhanh chín tại tỉnh Đắk Lắk gây ảnh hưởng không tốt tới dư luận xã hội
Một số sự cố an toàn thực phẩm trong những năm gần đây đã thể hiện sự ảnh hưởng mang tính đa quốc gia và cần tới nỗ lực giải quyết của chính phủ các nước cũng như đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng thực phẩm trên toàn cầu. Do đó, An toàn thực phẩm đã trở thành một chủ đề nổi bật và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn là chủ đề cho “Ngày Sức khoẻ Thế giới” (07/4) năm nay.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát việc quảng cáo thực phẩm
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra một số vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể làm nhiều người mắc và phải đi viện. Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế và Chi cục ATVSTP thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan chức năng nhanh chóng tiến hành điều tra, khắc phục và xử lý kiên quyết hành vi vi phạm quy định của các cơ sở để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Trong 02 ngày 20/3/2015 và 23/3/2015, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong -Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã chủ trì Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 tại 02 miền. Tham gia hội nghị có các đồng chí lãnh đạo một số Vụ, Cục của Bộ Y tế, lãnh đạo các Viện khu vực, lãnh đạo các Sở, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ngày 23/3/2015, trên báo điện tử tienphong.vn có bài viết “Đột nhập lò làm nước đá bẩn” phản ánh tình trạng sản xuất nước đá không đảm bảo an toàn thực phẩm xảy ra tại một số cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Vừa qua, trên địa bàn xóm Phiềng Sa, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình đã xảy ra vụ ngộ độc do ăn nấm độc (nấm tự hái ở rừng) làm 05 người trong gia đình anh Hà Văn Khiên mắc phải nhập viện, 02 người đã tử vong, 03 trường hợp còn lại đang được điều trị tại Trung tâm chống độc - Bệnh viên Bạch Mai, trong đó có 01 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch.
Trong thời gian gần đây, việc sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn, thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng ở một số cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường học có tổ chức ăn bán trú diễn biến phức tạp, đe dọa gây ra ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là học sinh – sinh viên, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ngày 9 tháng 3 năm 2015, chương trình bản tin Tài Chính của Đài Truyền hình Việt Nam có phóng sự phản ánh việc người dân phát hiện xe tải mang biển kiểm soát 61P. 4522 chở nhiều thực phẩm đã bốc mùi hôi thối nhập vào trường tiểu học Long Bình, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương để chế biến phục vụ bữa ăn học sinh. Số thực phẩm trên là của Công ty TNHH MTV Phú Nhật Hào (Địa chỉ tại khu phố Bình Khánh, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên).
Như tin đã đưa, sáng 04/02/2015, Đoàn công tác liên ngành y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long làm Trưởng đoàn cùng các cơ quan chức năng tại Hà Nội đã có buổi kiểm tra đột xuất thực phẩm tại siêu thị Metro Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Ngày 03/02/2015, trên trang báo Tiền Phong online có bài viết phản ánh tình trạng một số cơ sở sản xuất mứt không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.