Ngày 23.11, Công an TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành tiêu hủy 1,4 tấn cá nóc biển có độc tố tự nhiên. Theo quy định, loại cá này thuộc diện cấm khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biến.
Các bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai vừa cứu sống một bé trai 9 tuổi sau khi ăn quả dại đã bị nổi bọng, trợt loét da, trợt loét các lỗ tự nhiên trên cơ thể khiến trẻ vô cùng đau đớn.
Ngày 14/11/2014, trang báo điện tử Vietq.vn có bài viết “Kinh hoàng công nghệ biến lợn sề hết đát thành thịt bò” phản ánh việc biến thịt lợn sề ốm chết thành thịt bò y như thật để tiêu thụ trên thị trường ở khu vực làng Muộn Nọ, xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Theo thông tin cảnh báo ngày 23/9/2014 của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) về việc Công ty Socola Mars Bắc Mỹ (M&M) tự nguyện thu hồi một số lô sản phẩm kẹo socola có chứa thành phần bơ đậu phộng có khả năng gây dị ứng (Peanut Butter In M&M’s® Brand Milk Chocolate Theater Box).
Ngay sau khi có thông tin “nghi ngờ sinh vật lạ có trong mỳ tôm” tại Nghệ An, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An xác minh thông tin nói trên, kết quả xác minh thông tin như sau:
Ngày 30/9/2014, một số trang báo điện tử có bài phản ánh về tình trạng sản phẩm sữa chua có nhãn hiệu PETIT do Công ty TNHH TM&XNK Nhất Lâm (địa chỉ số 376 phố Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) nhập khẩu và phân phối không đảm bảo an toàn thực phẩm. Cụ thể, chị Khúc Thị Chiều (sống tại tòa nhà Green Park, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) phản ánh khi mở hộp sữa chua (HSD:28/10/2014) mua tại địa chỉ trên thì thấy những cục mốc xanh, vón lại nổi lên trên bề mặt.
Trong thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ ngộ độc do thu hái, ăn các loại quả rừng có chứa độc tố tự nhiên tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Điển hình là vụ ngộ độc tại tỉnh Cao Bằng vào ngày 01/8/2014 làm 10 người mắc trong đó có 03 người tử vong; tại tỉnh Hà Giang vào ngày 02/8/2014 làm 03 người mắc trong đó có 02 người tử vong do ăn quả Hồng Trâu
Ngày 15/9/2014, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội thông báo công ty TNHH Dịch vụ Thương Mại Cửu Hương đã nhập khẩu từ Đài Loan hai loại sản phẩm của công ty Hữu hạn Cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Wei Chuan, Đài Loan có chứa dầu ăn bẩn
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin về việc tập đoàn Chang Guann của Đài Loan sản xuất và kinh doanh dầu ăn được tái chế từ váng dầu cống rãnh và rác thải nhà bếp.
Ngày 10/8/2014, trang báo điện tử laodong.com.vn có bài viết “Ớn lạnh quy trình chế biến cơm bình dân từ thực phẩm bẩn” phản ánh nguồn gốc thực phẩm sử dụng và quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo an toàn tại các quán cơm bình dân, cơm bụi ở khu vực Long Biên, thành phố Hà Nội.
Ốc sên (Achatian fulice) là loài động vật thân mềm, sống trên cạn, trong các vườn cây, ăn lá cây, phân bố rất rộng rãi khắp miền núi, trung du, đồng bằng ở Việt Nam. Đối với ốc sên tự nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của ốc sên để “chữa bệnh” hoặc dùng để “dưỡng khớp” hay “làm đẹp”. Và cũng chưa có bất kỳ hướng dẫn chính thức nào khuyến cáo sử dụng để làm thực phẩm do “độc hại” của ốc sên.
Acrylamide (hoặc Acrylic amide) là hợp chất hóa học có công thức là C3H5NO được sinh ra một cách tự nhiên khi thực phẩm có nguồn gốc từ tinh bột (carbonhydrate) giàu acid amine asparagine được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao (khoảng từ 170 - 180 độ C) như khoai tây chiên, bim bim, cà phê, khoai tây chiên ròn (snack), bánh mì nướng bị cháy…